Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Viên nén gỗ Cơ hội xuất khẩu - Giá trị Bền vững kinh tế cao từ Mùn cưa, Dăm bào năm 2023 | TQC

✅Viên Nén Gỗ ✅ Cơ hội xuất khẩu Châu âu✅Giá trị tỷ USD. Viên Nén gỗ là một loại nhiên liệu được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên: Mùn cưa, Gỗ vụn, trấu, Dăm bào, … TQC tư vấn Chứng nhận Sản phẩm Viên Nén gỗ đạt Chứng nhận ENplus EN A1, EN A2, EN B đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Châu âu. Liên hệ ngay!


Xuất Khẩu Viên Nén Từ Mùn Cưa, Dăm Bào Đạt Chứng Nhận ENplus Vẫn Thu Về Hàng Trăm Triệu USD

⭐️ Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Ngành sản xuất viên nén được đánh giá còn có dư địa để phát triển bền vững, đặc biệt khi nhu cầu nhập khẩu tại Nhật Bản tới năm 2024-2025 có thể tăng gấp 3 lần hiện tại.

⭐️ Dữ liệu thống kê về viên nén xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu. Trong đó, có 6 doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu rất lớn (tương đương 8% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu), với lượng xuất của mỗi doanh nghiệp đạt trên 100.000 tấn và tổng lượng xuất của 6 doanh nghiệp này đạt 1,96 triệu tấn, chiếm 61% trong tổng lượng xuất của cả ngành.

⭐️ Bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu viên nén.

Viên Nén Gỗ - Mặt Hàng Xuất Khẩu Mang Lại Giá Trị Của Ngành Chế Biến, Xuất Khẩu Gỗ Việt Nam

✔ Bình quân mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2021, lượng xuất khẩu viên nén đạt 2,4 triệu tấn, tương đương 273 triệu USD.

✔ Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này mỗi năm chiếm trên 90% trong tổng lượng xuất khẩu.Trong đó, thị trường Hàn Quốc có quy mô lớn hơn so với thị trường Nhật Bản nhưng mức độ ổn định tại thị trường Nhật Bản lại cao hơn.

✔ Theo khảo sát mới đây của Nhóm nghiên cứu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mức giá xuất khẩu viên nén bình quân sang thị trường Nhật Bản hiện cao hơn giá xuất sang Hàn Quốc khoảng 20-30 USD/tấn.

✔ Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trends nhìn nhận, một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự hình thành và phát triển của ngành viên nén là nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, được tạo ra từ gỗ phụ phẩm của ngành chế biến.

✔ Nguồn gỗ đầu vào để làm viên nén bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng trồng có đường kính khoảng 2cm trở xuống. Các cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi đầu tư về công nghệ quản lý lớn và phức tạp, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất.

✔ Tuy nhiên, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén hiện đang tồn tại một số mặt hạn chế. Cụ thể, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Một số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nguồn Cung Gỗ Nguyên Liệu Đầu Vào Phải Có Chứng Chỉ Quản Lý Rừng Bền Vững (FSC)

  1. Trong khi đòi hỏi của thị trường xuất khẩu về mặt hàng có chứng chỉ ngày càng tăng. Trong khi đó, hiện ngành đang có dấu hiệu cung lớn hơn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cạnh tranh không lành mạnh như chèn ép giá.

  2. Dù vậy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, ngành sản xuất viên nén vẫn còn có dư địa để phát triển bền vững. Nhu cầu tiêu thụ viên nén tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, lượng viên nén tại thị trường này sẽ có thể mở rộng gấp 3 lần cho tới năm 2024-2025 so với hiện nay.

  3. Nếu năng lực sản xuất của Việt Nam được giữ nguyên ở mức hiện tại, cung – cầu mặt hàng này sẽ cân bằng trong 2-3 năm tới", đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết.

  4. Chi hội đóng vai trò đầu mối thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên thông tin về thị trường đầu ra sản phẩm, bao gồm thông tin về nhu cầu và các yêu cầu pháp lý và bền vững về sản phẩm.

  5. Bên cạnh đó, ngành có tiềm năng trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm có chứng chỉ FSC. Điều này có thể đạt được thông qua hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các hộ trồng rừng để tạo nguồn gỗ chứng chỉ.

  6. Từ thực tế phát triển của ngành viên nén, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị hình thành một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp ngành như chi hội viên nén là điều cần thiết, bởi điều này sẽ trực tiếp góp phần vào việc điều tiết các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành trong tương lai.

Thông Số Sản Phẩm Viên Nén Gỗ - Xuất Khẩu Thị Trường Châu Âu

Tiêu chuẩn Chất lượng sản phẩm Sản phẩm Viên Nén Gỗ - Mùn cưa xuất khẩu năm 2022:

STT Yêu cầu Đơn vị Cấp độ 1,2
1 Chiều dài mm 1.2~40
2 Đường kính mm 8±1
3 Độ ẩm % ≤ 8
4 Độ tro % ≤ 1.2
5 Khối lượng kg/m3 ≥ 650
6 Chứng nhận ENplus loại ENplus A1, ENplus A2
7 Màu sản phẩm Màu Vàng/ Nâu
8 Nhiệt lượng Kcal/kg ≥ 4,500
9 Lưu huỳnh % ≤ 0.05
10 Clo %
≤ 0.03
11 HG % ≤ 0.1
12 Nitrogen % ≤ 0.5
13 Độ bên cơ học % ≥ 97.5
.... ..... ..... .....

Một số tiêu chuẩn có thể áp dụng khi sản xuất Viên nén gỗ để xuất khẩu năm 2023

✅ Chứng nhận ISO 9001 cho hệ thống quản lý chất lượng để tạo được sản phẩm đầu ra có chất lượng ổn định mong muốn;

✅ Chứng nhận Quản lý rừng bền vững FSC-FM cho công tác quản lý rừng để có được nguồn nguyên liệu đầu ra là gỗ FSC;

✅ Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm FSC-CoC giúp cho doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nguồn nguyên liệu trong công tác quản lý sản xuất và thương mại của mình;

✅ Chứng nhận nguyên liệu gỗ có kiểm soát FSC-CW để doanh nghiệp kiểm soát nguồn nguyên liệu của mình thông qua hoạt động đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo các tiêu chí của FSC.

Thực Trạng Tình Hình Kinh Tế Châu Âu - Sử Dụng Viên Nén Gỗ 

✔ Với tình hình Châu Âu Từ tháng 3/2022, Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu. Với lệnh cấm này, viên nén xuất khẩu từ Nga được coi là bất hợp pháp.

✔ Do đó, nguồn cung viên nén từ Nga đang đứt đoạn, thị trường nhập khẩu viên nén trên thế giới, trong đó có EU phải tìm nguồn cung thay thế.

✔ Theo Wood Resources International LLC, tại EU, 40% lượng viên nén gỗ được sử dụng để sưởi ấm khu dân cư, 36% được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy điện, 14% được dùng để sưởi ấm các tòa nhà thương mại. Nhu cầu đối với viên nén gỗ có khả năng tăng 30 - 40% trong 5 năm tới. Tùy thuộc vào cách thức phát triển, nhu cầu viên gỗ của châu Âu có thể tăng lên đến 10 triệu tấn.

✔Trước đây, Việt Nam tập trung xuất khẩu viên gỗ nén sang Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm tới 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), nhưng với nhu cầu cao từ châu Âu lúc này, giá xuất khẩu viên gỗ nén tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1,8 - 2 lần so với đầu năm – theo chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).

✔ Không chỉ tăng giá khả quan tại thị trường EU, báo cáo của Nhóm nghiên cứu từ các Hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends còn cho biết, trong những tháng đầu năm 2022 giá viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng mạnh. Nguyên nhân do giá các loại nhiên liệu như than, dầu đều tăng, nhu cầu viên nén gỗ của các nhà máy nhiệt điện tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng lên.

✔ Cụ thể, một số đơn vị xuất khẩu đã ký được các đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có giá 150 - 160 USD/tấn, tăng khoảng 19,4% so với cuối năm 2021. Giá xuất khẩu sang Nhật Bản dao động trong khoảng 140 - 145 USD/tấn, tăng khoảng 10%.

✔ Theo Viforest, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn nguyên liệu. Với quy trình đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, để sản xuất viên nén gỗ các cơ sở sản xuất tận dụng tất cả các "phế phẩm" của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ dăm… thậm chí tận dụng cả những phế phẩm ngành khác như vỏ trấu, rơm, bã mía, thân cây, vỏ hạt…

Giá Trị Viên Nén Gỗ - Giá Trị Xuất Khẩu Sang Thị Trường Châu Âu

  1. Trị giá xuất khẩu viên nén gỗ đã tăng vọt trong 11 tháng năm nay là do Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh sử dụng viên nén gỗ để sản xuất điện thay cho dầu đang tăng giá do cuộc xung đột Nga-Ukraine;

  2. Với số liệu thống kê, hàng năm cả nước có khoảng 20 triệu m3 củi, cành gỗ và vỏ bào, mùn cưa. Với lượng nguyên liệu như vậy, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ mặc dù tăng cao trong thời gian qua, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của ngành ...

  3. Những khó khăn, hạn chế một doanh nghiệp không thể giải quyết được, mà cần có sự đoàn kết, thống nhất của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy,  cần thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhằm đoàn kết, thống nhất các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ, giải quyết những khó khăn vướng mắc;

  4. Chủ trương của Bộ NN&PTNT cũng nhìn nhận, thời gian qua, việc sản xuất, xuất khẩu Viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Hiện cả nước có khoảng trên 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ;

  5. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển sản phẩm Viên nén gỗ và ngành gỗ nói chung.

  6. Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp : "Chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, hành lang pháp lý tốt nhất để các doanh nghiệp ngành gỗ phát triển, qua đó tạo động lực phát triển ngành trồng rừng, phát triển rừng để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu người dân đang sinh sống phụ thuộc vào nghề rừng".

 

Việt Nam Lợi Thế Về Xuất Khẩu Viên Nén Gỗ - Giá Trị Cao Trong Ngành 

✅ Hiện nay Việt Nam đã vươn lên là thị trường cung cấp Viên nén gỗ xếp thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ (đạt 1,05 tỉ USD). Do thị trường EU đang là thị trường tiềm năng do thiếu nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga vì xung đột Nga - Ukraina.

✅ Doanh nghiệp Việt góp mặt trong top 5 thị trường viên nén gỗ trên thế giới;

✅ Dự báo, kim ngạch xuất khẩu Viên nén gỗ sinh khối trong cả năm 2022 có thể đạt khoảng 700 triệu USD; 

✅ Việc xuất khẩu Viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào nhóm mặt hàng Nông sản - Lâm sản có giá trị xuất khẩu hàng năm trên 1 tỉ USD;

✅ Năm 2022, Việt Nam có nhiều tập đoàn này đã đưa Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được phát triển .

Một Số Khó Khăn Với Doanh Nghiệp Sản Xuất Viên Nén Gỗ Xuất Khẩu

❎ Hiên nay, nhà nước chưa có chính sách riêng biệt hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ nên chưa khai thác được hết tiềm năng của ngành sản xuất viên nén gỗ.

❎Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến viên nén gỗ, chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu, mạnh ai lấy làm trong xuất khẩu.

❎Thực trạng người nông dân khai thác gỗ sớm sẽ dẫn đến thiếu nguyên liệu. Hiện nay, chu kỳ trồng keo đang ngắn hơn và mật độ cũng dày hơn. Sự thiếu kinh nghiệm cũng thể hiện rõ ở nhiều Doanh nghiệp sản xuất Viên nén gỗ xuất khẩu. Khi đó nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của ngành Viên nén gỗ.

❎Việt Nam có trên 300 cơ sở sản xuất Viên nén gỗ xuất khẩu, nhưng để tận dụng nguồn nguyên liệu, khoảng 70-80% tập trung ở các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung, nơi có các trung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất và sự gia tăng ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu.

❎Do thiếu nguyên liệu đầu vào khiến doanh nghiệp sản xuất viên nén phải sử dụng nguyên liệu không ổn định và tạp hơn và mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu đầu vào ở các địa bàn xa chi phí vận chuyển cao lên.

❎Đặc biệt, được biết trong thời gian gần đây, Chính phủ đang cân nhắc khả năng áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng viên nén. Mức thuế mà cơ quan tư vấn thuế của Chính phủ đưa ra là 5 hoặc 10%.

👉Tuy nhiên doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng nguyên liệu sản xuất viên nén không hề cạnh tranh với nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến gỗ. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là nguồn phế phụ phẩm của ngành gỗ. Các cơ sở chế biến gỗ bán được mùn cưa, vỏ bào… sẽ tạo thêm thu nhập.

👉 Do đó Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng cần quan tâm tới việc tạo ra các vùng nguyên liệu, có thể thông qua hình thức liên kết với các hộ dân trồng rừng.

👉 Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ không nên áp thuế xuất khẩu viên nén. Nếu áp dụng thuế xuất khẩu viên nén tại thời điểm hiện tại không những có thể gây lãng phí đối với nguồn nguyên liệu này mà còn trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới các bên tham gia chuỗi, trong đó các hộ trồng rừng, các cơ sở xẻ bóc gỗ, và các cơ sở sản xuất đồ gỗ.

 

LIÊN HỆ: 

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC

TQC  Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội

Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338

Email: vphn@tqc.vn

TQC  Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0968 799 816

Email: vpdn@tqc.vn

TQC Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 397 156 ;  Điện thoại: 028 6270 1386

Email: vpsg@tqc.vn

TQC cung cấp Dịch vụ Chứng nhận ENplus - Viên Nén Gỗ chuyên nghiệp!
Miền Bắc
096.941.6668
Miền Trung
096.879.9816
Miền Nam
 0988.397.156

Bài viết liên quan
 ENplus là gì ? Quy trình Chứng nhận ENplus mới nhất 2023 | Nhanh chóng - Uy Tín
ENplus là gì ? Quy trình Chứng nhận ENplus mới nhất 2023 | Nhanh chóng - Uy Tín

⭐️Chứng nhận ENplus là gì? ✅Lợi ích của chứng nhận ENplus✅Tiêu chuẩn ENplus: Tiêu chuẩn ENplus A1, ENplus A2, ENplus B trong sản xuất Viên nén gỗ, Sản phẩm bền vừng năm 2023. Liên hệ ngay!

Tư vấn Chứng nhận Viên nén gỗ Đạt tiêu chuẩn ENplus - Xu hướng sản phẩm Bền vững cho tương lai giai đoạn 2022-2025 | Nhanh Chóng - Uy Tín
Tư vấn Chứng nhận Viên nén gỗ Đạt tiêu chuẩn ENplus - Xu hướng sản phẩm Bền vững cho tương lai giai đoạn 2022-2025 | Nhanh Chóng - Uy Tín

⭐️Viên nén gỗ Xu hướng sản phẩm tương lai ✅Chứng nhận Viên nén gỗ đạt tiêu chuẩn ENplus A1, A2, B ✅ Thị Trường xuất Châu âu, Anh, Nhật, Hàn Quốc,...rộng lớn đạt giá trị kinh tế cao. Viên nén gỗ là Sản phẩm xanh - Sản phẩm bền vững cho tương lai. Liên hệ ngay!

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC