Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) của FDA năm 2011 yêu cầu thiết lập một hệ thống an toàn thực phẩm tập trung vào ngăn ngừa nhiễm bẩn, ngăn ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm thay vì chỉ phản ứng khi sự cố xảy ra. Trong đó, Chương trình Kiểm soát Nhà cung cấp Nước ngoài (FSVP) là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ, ngoại trừ một số trường hợp miễn trừ nhất định. Việc tuân thủ FSVP theo FSMA không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là một chiến lược kinh doanh thông minh, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị thu hồi sản phẩm, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa ổn định và củng cố niềm tin với đối tác tại thị trường Mỹ.

Giới thiệu FSVP
FSVP là gì?

FSVP (Foreign Supplier Verification Program) – Chương trình Xác minh Nhà cung cấp Nước ngoài là một yêu cầu quan trọng trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành. Chương trình này nhằm đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của FDA. Quy định này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 5 năm 2017.
Cụ thể, quy định 21 CFR Part 1, Subpart L yêu cầu các nhà nhập khẩu (tại Mỹ) thực hiện chương trình xác minh FSVP để đảm bảo các nhà cung cấp nước ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm soát phòng ngừa (PC) và thực hành sản xuất tốt (CGMP) liên quan đến an toàn thực phẩm. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có thẩm quyền giám sát và thanh tra việc tuân thủ FSVP và từ năm 2019, FDA đã bắt đầu thanh tra thường xuyên các nhà nhập khẩu thực phẩm.
TQC là chi nhánh tại Việt Nam của Tập đoàn Chứng nhận và Giám định CGLOBAL (https://cglobal.us/) có trụ sở tại Mỹ. CGLOBAL là Đại diện FSVP Agent được chỉ định hợp pháp tại Hoa Kỳ (tuân thủ Đạo luật FSMA), do đó chúng tôi sẽ cung cấp các kiến thức, quy định chính xác nhất của chương trình FSVP và giúp khách hàng đáp ứng được FSVP, đạt được chứng nhận/xác nhận FSVP hợp pháp được FDA chấp thuận.
Những sản phẩm nào cần đăng ký FSVP?
Danh sách các sản phẩm phải tuân thủ FSVP bao gồm tất cả các loại thực phẩm dành cho người và động vật, ngoại trừ các trường hợp được miễn trừ. Cụ thể, các sản phẩm được miễn trừ khỏi FSVP bao gồm:
- Nước ép và hải sản từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tuân thủ quy định HACCP tương ứng (21 CFR Phần 120 hoặc 123), cũng như một số thành phần nhất định được nhà nhập khẩu sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc chế biến nước ép và hải sản theo các quy định HACCP liên quan.
- Thực phẩm nhập khẩu với số lượng nhỏ phục vụ mục đích nghiên cứu và đánh giá, không nhằm bán lẻ hoặc phân phối đến công chúng.
- Thực phẩm nhập khẩu với số lượng nhỏ để tiêu dùng cá nhân, không được bán hoặc phân phối trên thị trường.
- Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp (LACF) được sản xuất theo quy định của FDA tại 21 CFR Phần 113, miễn trừ đối với các mối nguy vi sinh vật đã được kiểm soát theo quy định này. Ngoài ra, một số thành phần nhất định được sử dụng trong sản phẩm LACF cũng được miễn trừ, nhưng chỉ liên quan đến các mối nguy vi sinh vật.
- Một số đồ uống có cồn.
- Thực phẩm quá cảnh qua Hoa Kỳ hoặc nhập khẩu với mục đích tái xuất, không bán hoặc phân phối trong nước.
- Thực phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ (đã sản xuất/chế biến, nuôi trồng hoặc trồng trọt tại Hoa Kỳ), sau đó xuất khẩu và được nhập khẩu trở lại mà không qua bất kỳ quá trình chế biến nào khác.
- Một số sản phẩm từ thịt, gia cầm và trứng.
TQC – Đối tác uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn FSVP, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của FDA giúp doanh nghiệp dễ dàng nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ an toàn và hợp pháp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

Một số lưu ý quan trọng về chương trình FSVP
1. Nhà nhập khẩu FSVP bắt buộc phải ở Hoa Kỳ (theo điều luật 21 CFR 1.500). Nhà nhập khẩu FSVP có thể là cá nhân cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ hoặc tổ chức có duy trì địa điểm kinh doanh, có đăng ký kinh doanh tại Hoa Kỳ.
2. Nhà nhập khẩu FSVP có thể là chủ sở hữu hoặc người nhận lô hàng thực phẩm tại Hoa Kỳ hay đại lý hải quan/logistic tại Hoa Kỳ hoặc đại diện cho chủ sở hữu lô hàng hoặc người nhận hàng nước ngoài tại thời điểm nhập cảnh. Những cá nhân và tổ chức này phải có văn bản tuyên bố đồng ý làm nhà nhập khẩu FSVP cho nhà xuất khẩu lô hàng thực phẩm đó.
3. Đại diện FSVP Agent khác với Đại diện nhà nhập khẩu và Đại diện đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo FDA (US Agent), vì đây là ba vai trò phục vụ ba mục đích khác nhau. Cụ thể, doanh nghiệp tại Việt Nam muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần có US Agent để đủ điều kiện đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu theo quy định của FDA. Khi hàng hóa được xuất khẩu, nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ có thể chỉ định một Đại diện để thực hiện các thủ tục nhập khẩu. Đến một ngưỡng doanh thu nhất định, nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ phải thực hiện chương trình FSVP (Foreign Supplier Verification Program) nhằm thẩm tra và đánh giá nhà cung cấp nước ngoài, và tại thời điểm này, họ cần một FSVP Agent để thay mặt triển khai chương trình FSVP theo yêu cầu của FDA.
TQC có thể làm gì để giúp doanh nghiệp đạt FSVP?
.png)
TQC có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt FSVP thông qua các dịch vụ chuyên nghiệp và toàn diện:
-
Đóng vai trò FSVP Agent hợp pháp tại Hoa Kỳ, đại diện doanh nghiệp trong Chương trình FSVP.
-
Đào tạo nhân sự để xây dựng và duy trì hồ sơ FSMA theo yêu cầu của FDA.
-
Hỗ trợ xây dựng hồ sơ FSMA, đảm bảo đáp ứng quy định của nhà nhập khẩu, Luật FSMA và FDA.
-
Thực hiện các nghĩa vụ của nhà nhập khẩu, thay mặt người mua duy trì việc tuân thủ FSMA và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua kỳ thanh tra FSVP.
-
Đánh giá định kỳ (audit) nhà xưởng theo chuẩn FSMA, giúp duy trì tiêu chuẩn xuất khẩu và nhập khẩu.
-
Hỗ trợ đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu FDA, đóng vai trò US Agent, tư vấn và kiểm tra nhãn bao bì thực phẩm theo quy định FDA.
Tìm hiểu về: Thủ tục đăng ký mã số cơ sở xuất khẩu vào Hoa Kỳ và cấp chứng nhận FDA của TQC tại đây.
Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký FSVP

Đăng ký FSVP không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là chiến lược phát triển bền vững giúp doanh nghiệp vững bước trên thị trường Hoa Kỳ. Dưới đây là những lợi ích cụ thể:
-
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Giảm thiểu rủi ro liên quan đến thực phẩm kém chất lượng hoặc không an toàn.
-
Nâng cao uy tín và thương hiệu: Tăng niềm tin của khách hàng và đối tác khi sản phẩm đáp ứng các yêu cầu pháp lý.
-
Mở rộng cơ hội kinh doanh: Dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ – một thị trường lớn và tiềm năng.
-
Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Tránh các hình phạt, thu hồi sản phẩm hoặc bị cấm nhập khẩu do vi phạm quy định của FDA.
-
Tối ưu hóa quy trình quản lý nhà cung cấp: Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý nhà cung cấp hiệu quả và minh bạch.
-
Tiết kiệm chi phí dài hạn: Giảm chi phí phát sinh từ việc xử lý sự cố, thu hồi sản phẩm hoặc các vấn đề pháp lý.
-
Tăng tính cạnh tranh trên thị trường: Sản phẩm đăng ký FSVP dễ dàng cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Yêu cầu chính của FSVP

Những yêu cầu chính của chương trình FSVP nhằm đảm bảo thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng doanh nghiệp cần tuân thủ:
-
Xác minh nhà cung cấp nước ngoài: Các nhà nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của quy định FSVP sẽ phải xác minh rằng nhà cung cấp của họ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm hiện hành của FDA, bao gồm việc thực phẩm không bị pha trộn hoặc dán nhãn sai về chất gây dị ứng.
-
Bổ nhiệm người chịu trách nhiệm FSVP: Doanh nghiệp nhập khẩu phải chỉ định rõ cá nhân hoặc bộ phận phụ trách trực tiếp quản lý và triển khai hiệu quả chương trình FSVP.
-
Xây dựng kế hoạch FSVP: Thiết lập và duy trì hệ thống hồ sơ chi tiết về nhà cung cấp, quy trình sản xuất và các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm. Kèm theo đó là xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để xử lý và khắc phục khi phát hiện rủi ro hoặc sai phạm.
-
Thực hiện hoạt động xác minh liên tục: Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm, kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất hoặc đánh giá các chứng nhận từ bên thứ ba. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ.
-
Duy trì hồ sơ và tài liệu: Ghi chép đầy đủ, chi tiết và lưu trữ hệ thống hồ sơ liên quan đến các hoạt động xác minh, đánh giá nhà cung cấp. Hồ sơ phải được cập nhật định kỳ và luôn sẵn sàng cung cấp cho FDA khi được yêu cầu.
-
Xử lý và khắc phục vi phạm: Nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm hoặc nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp cần cân nhắc ngừng nhập khẩu hoặc thay đổi nhà cung cấp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ FSVP tại TQC?

Lựa chọn TQC là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
-
Đơn vị tiên phong và uy tín: TQC là tổ chức chứng nhận hàng đầu với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của FDA về FSVP.
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: TQC sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về quy định FDA và FSVP, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm soát nhà cung cấp hiệu quả.
-
Quy trình đánh giá khoa học, minh bạch: TQC áp dụng quy trình đánh giá chuyên nghiệp, tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý quốc tế, đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong từng bước thực hiện.
Một số câu hỏi thường gặp về FSVP

FSVP khác gì so với HACCP hoặc FSMA?
-
FSVP tập trung vào việc xác minh và kiểm soát rủi ro từ nhà cung cấp nước ngoài.
-
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn thiết lập cho cơ sở sản xuất/ cung cấp dịch vụ thực phẩm
Doanh nghiệp không tuân thủ FSVP sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp vi phạm FSVP có thể bị FDA từ chối nhập khẩu hàng hóa, thu hồi sản phẩm, phạt tiền hoặc bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Chi phí thực hiện FSVP là bao nhiêu?
Chi phí phụ thuộc vào quy mô hoạt động, tính chất của sản phẩm,.. TQC cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận báo giá phù hợp.
ĐIỂM NỔI BẬT |
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG |
 |
-
Đăng ký Chứng nhận FDA, Chứng nhận CE , Chứng nhận KFDA,....
-
Chứng nhận iso 9001, chứng nhận iso 14001, Chứng nhận iso 45001, Chứng nhận fsc,...
-
Chứng nhận iso 22000, Chứng Nhận haccp...
-
Cống bố thực phẩm, Công bố thiết bị y tế, Công bố hợp quy hợp chuẩn....
|
 |
|
✍ Xem thêm : Dịch vụ Đăng ký chứng nhận FDA - Xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ 2025
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL
TQC CGLOBAL Hà Nội:
-
Địa chỉ: Biệt thự C11, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
-
Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338
-
Email: vphn@tqc.vn
TQC CGLOBAL Đà Nẵng:
TQC CGLOBAL Hồ Chí Minh:
-
Địa chỉ: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
-
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
-
Email: vpsg@tqc.vn