Vấn đề Trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ của các tổ chức xã hội, chính phủ mà cả chính Doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một trong những tiêu chuẩn hiện nay được các Doanh nghiệp quan tâm và sử dụng phổ biến đó chính là SA 8000.
SA 8000 là gì?
SA 8000:2014 (SA: Là từ viết tắt Social and Accountability - Trách nhiệm xã hội) là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn SA 8000 do tổ chức SAI ban hành năm 2014 (gọi tắt là phiên bản năm 2014).
Tiêu chuẩn SA 8000 là một trong những tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu. Trong những năm qua, tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp các tổ chức được chứng nhận thể hiện sự cống hiến của họ trong việc đối xử công bằng đối với người lao động trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào.
SA 8000 được thiết kế để tuân theo các hiệp định quốc tế hiện có, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người và Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Các công cụ này được quy định rõ ràng trong các điều khoản của SA8000.
SA 8000 là một tiêu chuẩn tự nguyện, phổ biến dành cho các công ty quan tâm đến việc đánh giá và chứng nhận thực hành lao động trong các cơ sở của họ và của các nhà cung cấp và đại lý của họ. Nó có thể được chứng nhận bởi chứng nhận của bên thứ ba độc lập.
Lợi ích của tiêu chuẩn chứng nhận SA 8000
Đối với Doanh nghiệp:
-
Chứng minh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động.
-
Cải thiện việc quản lý và hiệu suất chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
-
Cho phép đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và giảm vấn đề có liên quan đến pháp luật có thể xảy ra.
-
Nâng cao thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp.
-
Tạo dựng được thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các bên đối thủ.
-
Củng cố niềm tin và sự hài lòng để người lao động có thể yên tâm cống hiến.
-
Đem lại niềm tin với khách hàng, từ đó dần thu hút lượng lớn khách hàng.
-
Thể hiện được sự minh bạch, chuyên nghiệp với các bên đối tác, thu hút được nhiều nguồn đầu tư.
-
Cho phép doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội phù hợp khi đấu thầu các hợp đồng quốc tế hoặc mở rộng địa bàn để phù hợp với hoạt động kinh doanh mới.
Đối với người lao động:
-
Được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn, tạo ra được động cơ làm việc tốt.
-
Không bị cưỡng bức, quấy rối & lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế & loại bỏ.
-
Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
Đối với khách hàng:
-
Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
-
Sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị.
-
Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.
Đối tượng sử dụng SA 8000
Trên đây, là các đối tượng áp dụng SA 8000. Ngoài ra, các đối tượng khác đều có thể áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 mà không phân biệt về quy mô, điều kiện, địa điểm.
Dịch vụ tư vấn đạt chứng nhận SA 8000 của TQC CGLOBAL
Có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL không những hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận mà còn triển khai dịch vụ tư vấn, giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: chứng nhận CE, GOTS, OCS … Năng lực tư vấn, chứng nhận của TQC CGLOBAL được thể hiện qua những yếu tố sau:
-
TQC CGLOBAL là tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với kinh nghiệm 14 năm.
-
Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
-
Tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động với tôn chỉ “Đánh giá một lần – Cấp một chứng chỉ - Được chấp nhận khắp mọi nơi”.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa với phương châm “Chuẩn mực – Đúng hẹn – Thân thiện – Chuyên nghiệp”.
-
Chuyên viên tư vấn dịch vụ năng nổ, nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn, giải đáp giúp doanh nghiệp.
Để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể dễ dáp áp dụng và thực hiện theo các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. TQC CGLOBAL đã triển khai dịch vụ tư vấn SA 8000. Doanh nghiệp khi có nhu cầu đạt chứng nhận SA 8000 sẽ được TQC CGLOBAL hỗ trợ tối đa các bước thực hiện từ bước tư vấn cho đến khi đạt chứng nhận.
Quy trình tư vấn SA 8000 của TQC CGLOBAL
-
Khởi động dự án: Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000.
-
Bổ nhiệm đại diện doanh nghiệp, bầu đại diện người lao động, thành lập ban SA 8000: Doanh nghiệp bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò Đại diện SA 8000, được ủy quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban SA- giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …, bầu Đại diện người lao động.
-
Khảo sát chi tiết các hoạt động: Thực hiện khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn SA 8000.
-
Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu: Đại diện SA 8000, các thành viên ban SA 8000 và các nhân viên khác sẽ được hướng dẫn đào tạo nhận thức SA 8000 và phương pháp áp dụng SA 8000 và một số nội dung phụ trợ khác.
-
Soạn thảo hệ thống tài liệu: Các thành viên trong Ban SA 8000 được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất.
-
Xem xét hệ thống tài liệu: Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.
-
Áp dụng: Sau khi tài liệu được ký duyệt, hướng dẫn các bộ phận vận hành áp dụng những tài liệu đã được viết.
-
Đào tạo đánh giá nội bộ: Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011.
-
Đánh giá nội bộ lần 1: Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ.
-
Khắc phục: Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu SA 8000.
-
Đánh giá nội bộ lần 2: Các thành viên trong ban SA 8000 doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ.
-
Khắc phục: Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục.
-
Xem xét của lãnh đạo: Hướng dẫn Ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn SA 8000 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống.
-
Đăng ký chứng nhận: Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận và thống nhất ngày đánh giá đăng ký đánh giá với Tổ chức chứng nhận.
-
Đánh giá chứng nhận: Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch.
-
Khắc phục: Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu SA 8000.
-
Nhận giấy chứng nhận: Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ SA 8000 cho Doanh nghiệp.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000
-
Lao động trẻ em
-
Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
-
Sức khoẻ và an toàn
-
Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể
-
Phân biệt đối xử
-
Xử phạt
-
Giờ làm việc
-
Tiền lương
-
Hệ thống quản lý