Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Dịch vụ Tư vấn CBAM: Đáp ứng chuẩn xanh EU, giữ vững thị trường xuất khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang siết chặt các yêu cầu về phát thải carbon đối với hàng hóa nhập khẩu thông qua Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM). Đây là một trong những bước đi mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 của EU, đồng thời tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Dịch vụ tư vấn CBAM của TQC sẽ là giải pháp đồng hành hiệu quả, giúp doanh nghiệp đáp ứng chuẩn xanh EU và giữ vững thị phần xuất khẩu.

Cùng TQC biến thách thức CBAM thành lợi thế cạnh tranh dài hạn - Liên hệ ngay!

Giới thiệu chung về CBAM

CBAM là gì?

CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) – Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon – là chính sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ngăn ngừa "rò rỉ carbon". Theo đó, doanh nghiệp ngoài EU khi xuất khẩu một số hàng hóa vào thị trường này phải:

  • Khai báo lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất

  • Mua tín chỉ carbon tương ứng nếu vượt quá mức cho phép của EU

Mục tiêu của CBAM là giảm phát thải toàn cầu, đảm bảo cạnh tranh công bằng và thúc đẩy chuyển đổi xanh trên toàn cầu.

Lộ trình và phạm vi áp dụng CBAM

Giai đoạn đầu của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) chính thức bắt đầu từ ngày 01/10/2023 và kéo dài đến hết năm 2025. Trong thời gian này, doanh nghiệp chỉ cần khai báo lượng phát thải carbon mà chưa phải nộp chi phí carbon. CBAM trước mắt áp dụng với các ngành có mức phát thải cao như: xi măng, phân bón, sắt thép, nhôm, hydrogen và điện.

Từ ngày 01/01/2026, CBAM sẽ chính thức tính giá carbon và mở rộng dần phạm vi áp dụng sang các ngành khác như hóa chất hữu cơ, nhựa,… Theo lộ trình của EU, đến năm 2034, hầu hết các hàng hóa chứa CO₂ thuộc Hệ thống Thương mại Khí thải EU (EU-ETS) sẽ phải tuân thủ CBAM.

Doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

CBAM tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU, đặc biệt trong các ngành như thép, nhôm, xi măng, phân bón,... Doanh nghiệp sẽ phải khai báo lượng phát thải khí nhà kính từ 2023 và bắt đầu mua tín chỉ carbon từ 2026 nếu vượt ngưỡng cho phép. Điều này có thể làm tăng chi phí, gây khó khăn nếu không có hệ thống đo lường và quản lý phát thải phù hợp. CBAM là thách thức nhưng cũng là động lực để doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh và bền vững hơn.

CBAM yêu cầu gì ở doanh nghiệp xuất khẩu?

Dưới đây là các yêu cầu chính của CBAM với doanh nghiệp xuất khẩu:

  1. Khai báo phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp phải tính toán và khai báo lượng phát thải CO₂ (và một số khí khác) phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang EU.

  2. Báo cáo định kỳ: Từ 2023–2025, doanh nghiệp (hoặc bên nhập khẩu tại EU) phải nộp báo cáo hàng quý về lượng phát thải, phương pháp tính và các thông tin liên quan.

  3. Mua tín chỉ carbon từ năm 2026: Nếu phát thải vượt mức quy định, doanh nghiệp phải mua tín chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải ròng để bù đắp lượng CO₂.

  4. Đăng ký và phối hợp với bên nhập khẩu tại EU: Bên nhập khẩu (CBAM declarant) chịu trách nhiệm chính trong việc nộp báo cáo và tín chỉ, nhưng doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ dữ liệu hỗ trợ.

  5. Minh bạch và kiểm chứng dữ liệu: Dữ liệu phát thải phải chính xác, có thể kiểm tra và được xác minh bởi bên thứ ba nếu cần.

Lợi ích của doanh nghiệp khi tuân thủ CBAM

Tuân thủ CBAM sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu vào EU: Tuân thủ CBAM giúp doanh nghiệp tránh rào cản thương mại, đảm bảo hàng hóa không bị từ chối tại biên giới châu Âu.

  • Nâng cao năng lực quản lý khí thải và sản xuất xanh: Việc tính toán và kiểm soát phát thải giúp doanh nghiệp hiệu quả hơn trong quản trị môi trường và hướng đến sản xuất bền vững.

  • Gia tăng uy tín và giá trị thương hiệu: Doanh nghiệp tuân thủ các quy định môi trường khắt khe của EU sẽ được đánh giá cao bởi đối tác và người tiêu dùng quốc tế.

  • Thu hút đầu tư và cơ hội hợp tác quốc tế: Doanh nghiệp minh bạch về phát thải và thân thiện với môi trường thường dễ thu hút vốn đầu tư xanh và đối tác toàn cầu.

  • Đón đầu xu thế phát triển bền vững: CBAM là xu hướng tất yếu. Doanh nghiệp tuân thủ sớm sẽ có lợi thế cạnh tranh lâu dài khi các thị trường khác áp dụng cơ chế tương tự.

Tại sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ tư vấn CBAM của TQC?

Với năng lực chuyên môn vững vàng và mạng lưới kết nối quốc tế, TQC là đối tác đáng tin cậy giúp doanh nghiệp chinh phục thành công các yêu cầu khắt khe của CBAM. Dưới đây là những lý do ưu việt mà doanh nghiệp nên chọn dịch vụ tư vấn CBAM của TQC:

  • Đơn vị uy tín, hơn 15 năm kinh nghiệm: TQC là tổ chức chứng nhận, thử nghiệm hàng đầu với hơn 15 năm hoạt động, đã đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp trong lĩnh vực chất lượng và tuân thủ quốc tế.

  • Hiểu rõ quy định và cập nhật nhanh các yêu cầu từ EU: TQC luôn theo sát diễn biến của CBAM và các chính sách liên quan, đảm bảo tư vấn đúng, đủ và kịp thời, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý.

  • Hỗ trợ toàn diện - từ đo lường phát thải đến xây dựng hệ thống quản lý: Doanh nghiệp được hỗ trợ từ A-Z: xác định nguồn phát thải, xây dựng phương pháp tính toán, lập báo cáo CBAM định kỳ, đến chuẩn bị cho giai đoạn mua tín chỉ carbon từ 2026.

  • Đội ngũ chuyên gia chuyên sâu, đồng hành lâu dài: TQC sở hữu đội ngũ kỹ thuật, kiểm định viên và chuyên gia môi trường giàu chuyên môn, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực nội tại, không chỉ để tuân thủ CBAM mà còn phát triển bền vững.

  • Mạng lưới kết nối quốc tế - hỗ trợ hiệu quả đối tác xuất khẩu: Với hệ thống văn phòng và đối tác toàn cầu, TQC giúp doanh nghiệp phối hợp hiệu quả với nhà nhập khẩu EU, xử lý hồ sơ đúng chuẩn, đúng thời hạn.

Quy trình tư vấn CBAM

Bước 1: Khảo sát và đánh giá sơ bộ

Xác định mức độ ảnh hưởng của CBAM đến doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng phát thải

Phân tích nguồn phát thải, dữ liệu và hệ thống quản lý hiện có.

Bước 3: Xây dựng phương pháp tính phát thải

Tư vấn cách tính toán phù hợp theo yêu cầu EU.

Bước 4: Hướng dẫn lập báo cáo CBAM

Hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo định kỳ và phối hợp với đối tác EU.

Bước 5: Đào tạo và chuyển giao

Hướng dẫn vận hành hệ thống kiểm kê – báo cáo nội bộ.

Bước 6: Theo dõi và cập nhật chính sách

Tư vấn điều chỉnh khi EU thay đổi quy định.

Một số câu hỏi thường gặp về CBAM

Doanh nghiệp Việt Nam có bắt buộc phải tuân thủ CBAM không?

Nếu doanh nghiệp xuất khẩu vào EU các mặt hàng thuộc danh mục CBAM, thì phải khai báo lượng phát thải và tuân thủ theo đúng quy định của EU.

CBAM có hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất xanh không?

Có, CBAM khuyến khích doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ sạch, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Đoanh nghiệp không tuân thủ CBAM có bị phạt tiền không?

Đến thời điểm hiện tại, EU chưa công bố cụ thể mức phạt tiền cho vi phạm CBAM, nhưng việc không tuân thủ sẽ gây thiệt hại về kinh tế và thương hiệu rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó, tuân thủ CBAM là bắt buộc để bảo vệ quyền lợi xuất khẩu và phát triển bền vững.

>> Tham khảo thêm dịch vụ liên quan của TQC:

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC