Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Dịch vụ Tư vấn Lập Báo cáo ESG : Hỗ trợ Doanh Nghiệp Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Bền Vững

Báo cáo ESG không chỉ là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thông qua cam kết xây dựng chiến lược phát triển bền vững mà còn đóng vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, quá trình tự thực hiện báo cáo ESG có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thiếu đội ngũ chuyên môn hoặc chưa quen với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn này, TQC cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo ESG toàn diện, tuân thủ các chuẩn quốc tế với chi phí hợp lý.

tqc-dich-vu-tu-van-lap-bao-cao-esg

Giới thiệu về ESG

ESG là gì?

esg-la-gi

ESG là viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội), and Governance (Quản trị). Đây là một bộ tiêu chí được sử dụng để đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp về môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị. ESG không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một phần quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư, khách hàng, và các bên liên quan khác.

Đến với TQC sẽ triển khai :

  • Tư vấn triển khai Esg;

  • Tư vấn Báo cáo phát triển bền vững esg;

  • Đào tạo lập báo cáo ESG;

  • Tư vấn tiêu chuẩn ESG;

  • Dịch vụ Xây dựng Báo cáo ESG;

  • Dịch vụ tư vấn ESG;

3 khía cạnh chính của ESG

3-khia-canh-chinh-cua-esg
 

Khía cạnh Môi trường (Environmental) Xã hội (Social) Quản trị (Governance)
Nội dung Tập trung vào tương tác giữa hoạt động của doanh nghiệp với môi trường tự nhiên và cách thức doanh nghiệp quản lý các tác động của mình đối với môi trường. Các yếu tố chính bao gồm: Biến đổi khí hậu, Quản lý tài nguyên, Chất thải, Suy giảm đa dạng sinh học. Tập trung vào các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng, nhân viên, và khách hàng, cũng như tác động của doanh nghiệp đến xã hội. Các yếu tố chính bao gồm: Quyền lợi người lao động, Bình đẳng xã hội, Tác động cộng đồng, Quyền con người.         Tập trung vào cách doanh nghiệp quản lý và điều hành hoạt động, bao gồm minh bạch, đạo đức và trách nhiệm. Các yếu tố chính bao gồm: Minh bạch tài chính, Đạo đức kinh doanh, Cơ cấu quản lý, Quản lý rủi ro.

Doanh nghiệp nào cần làm báo cáo ESG?

doanh-nghiep-nao-can-lam-bao-cao-esg

Báo cáo ESG có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo ESG thường là những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp lớn hoặc đa quốc gia, các tổ chức muốn tiếp cận vốn đầu tư quốc tế, hoặc hoạt động trong các ngành có rủi ro cao về môi trường và xã hội. Ngoài ra, những doanh nghiệp mong muốn nâng cao uy tín, thu hút khách hàng hoặc tuân thủ quy định pháp luật cũng có thể thực hiện báo cáo ESG.

 Tham khảoESG là gì? lợi ích khi xác minh báo cáo ESG

 Tham khảo: Chứng nhận FDA - Xuất khẩu hoa kỳướng dẫn tra cứu FDA 

 Tham khảoChứng nhận ISO 9001 - Quản lý chất lượng

Những khó khăn của doanh nghiệp khi tự thực hiện báo cáo ESG

nhung-kho-khan-cua-doanh-nghiep-khi-tu-thuc-hien-bao-cao-esg

Khi tự thực hiện báo cáo ESG (Environmental, Social, Governance), các doanh nghiệp thường gặp phải một số khó khăn sau đây:

  • Thu thập và quản lý dữ liệu: Dữ liệu ESG đến từ nhiều nguồn khác nhau, dễ bị phân tán, thiếu nhất quán và khó xác minh. Việc thu thập, tổng hợp và kiểm soát chất lượng dữ liệu đòi hỏi hệ thống quản lý mạnh mẽ, công nghệ tự động hóa và quy trình kiểm toán thường xuyên.

  • Thiếu chuẩn hóa trong báo cáo: Không có một tiêu chuẩn chung cho báo cáo ESG, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn và áp dụng khuôn khổ phù hợp. Việc thiếu tính nhất quán cũng gây khó khăn trong so sánh và đánh giá hiệu suất ESG giữa các doanh nghiệp.

  • Tuân thủ quy định phức tạp: Các quy định ESG liên tục thay đổi, như CSRD của EU hay yêu cầu công bố rủi ro khí hậu tại Mỹ. Việc tuân thủ không chỉ là một danh sách kiểm tra mà cần chiến lược dài hạn, đào tạo nhân sự và các công cụ hỗ trợ báo cáo.

  • Tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh: Nhiều doanh nghiệp chưa gắn kết ESG với mục tiêu tài chính và vận hành, dẫn đến thiếu ưu tiên hoặc khó đo lường hiệu quả. ESG nên được tích hợp vào chiến lược dài hạn với các chỉ số đo lường rõ ràng.

  • Truyền thông và thu hút các bên liên quan: Mỗi bên liên quan có kỳ vọng khác nhau về báo cáo ESG, làm tăng độ phức tạp trong truyền tải thông tin. Doanh nghiệp cần một chiến lược truyền thông minh bạch, đa kênh để đảm bảo sự tin cậy và đồng thuận.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, TQC cung cấp dịch vụ báo cáo ESG, giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Tại sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ tư vấn ESG của TQC?

tai-sao-doanh-nghiep-nen-chon-dich-vu-tu-van-esg-cua-tqc.

Lựa chọn dịch vụ tư vấn báo cáo ESG của TQC là bước đi chiến lược, giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết phát triển bền vững và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

  1. Kinh nghiệm và chuyên môn: TQC có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá và chứng nhận, với đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về các tiêu chuẩn ESG quốc tế.

  2. Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Nhờ quy trình làm việc khoa học và tối ưu, TQC giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện báo cáo ESG.

  3. Chi phí hợp lý, minh bạch: TQC cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng với mức chi phí hợp lý, không phát sinh thêm phụ phí, mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp.

  4. Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: TQC cam kết tư vấn báo cáo ESG đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý tại thị trường trong nước và quốc tế.

  5. Tư vấn từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu: Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, TQC cam kết cung cấp tư vấn phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Quy trình tư vấn ESG tại TQC

quy-trinh-tu-van-esg-tai-tqc

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và đánh giá ban đầu.

  • TQC trao đổi với doanh nghiệp để hiểu rõ nhu cầu, ngành nghề, và phạm vi báo cáo ESG.

  • Đánh giá hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn ESG quốc tế.

Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế quy trình.

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết, bao gồm các bước thực hiện, mục tiêu và thời gian hoàn thành.

  • Thiết kế khung báo cáo phù hợp với tiêu chuẩn ESG mà doanh nghiệp cần tuân thủ (GRI, SASB, TCFD, v.v.).

Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu.

  • TQC hỗ trợ doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ các phòng ban liên quan, bao gồm các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

  • Phân tích dữ liệu để xác định điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện.

Bước 4: Đồng hành cùng doanh nghiệp đến khi hoàn thiện báo cáo ESG.

  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình xây dựng, kiểm tra và hoàn thiện báo cáo ESG.

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện báo cáo ESG

  • Tăng uy tín thương hiệu: Thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường, thu hút nhà đầu tư, đối tác, và khách hàng.

  • Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật, mở rộng cơ hội thị trường.

  • Hỗ trợ chiến lược: Cung cấp dữ liệu để quản lý rủi ro và xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

  • Tiết kiệm chi phí: Tối ưu hóa nguồn lực, giảm lãng phí và rủi ro tài chính.

  • Tăng cạnh tranh: Đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng, tạo lợi thế trên thị trường quốc tế.

  • Thu hút nhân tài: Nâng cao giá trị doanh nghiệp, thu hút và giữ chân nhân viên.

  • Xuất khẩu dễ dàng: Tuân thủ các yêu cầu về báo cáo ESG giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan khi tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Một số câu hỏi thường gặp về báo cáo ESG

mot-so-cau-hoi-thuong-gap-ve-esg

Báo cáo ESG có yêu cầu bắt buộc không? 

Các yêu cầu báo cáo ESG có thể khác nhau tùy theo quốc gia và lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã bắt đầu yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các công ty lớn phải thực hiện báo cáo ESG. Một số thị trường tài chính quốc tế như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng có các quy định bắt buộc về báo cáo ESG.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc các yếu tố sau để lựa chọn khung báo cáo ESG phù hợp:

  • Mục tiêu và nội dung báo cáo ESG.

  • Đối tượng báo cáo ESG.

  • Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

  • Đối thủ cạnh tranh.

  • Những quy định và xu hướng mới.

Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo ESG? 

Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo ESG định kỳ, thường là hàng năm, tùy theo quy định của cơ quan chức năng và yêu cầu của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc hoạt động quốc tế thường có yêu cầu báo cáo ESG bắt buộc.

Chi phí thực hiện báo cáo ESG là bao nhiêu?

Chi phí thực hiện báo cáo ESG phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tiêu chuẩn áp dụng, phạm vi thu thập dữ liệu. Liên hệ ngay TQC để nhận báo giá phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL

TQC CGLOBAL Hà Nội:

  • Địa chỉ: Biệt thự C11, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội

  • Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338

  • Email: vphn@tqc.vn

TQC CGLOBAL Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng

  • Hotline: 0968 799 816

  • Email: vpdn@tqc.vn

TQC CGLOBAL Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0988 397 156 ;  Điện thoại: 028 6270 1386

  • Email: vpsg@tqc.vn


Bài viết liên quan
ESG là gì? 03 yếu tố trong Báo cáo ESG là gì?
ESG là gì? 03 yếu tố trong Báo cáo ESG là gì?

⭐️EGS là gì? ✅Báo cáo ESG ✅ Báo cáo ESG tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp. Trong bài viết này, TQC sẽ cùng bạn khám phá tất tần tật về tiêu chuẩn ESG từ khái niệm, cách triển khai Báo cáo ESG hiệu quả cho doanh nghiệp năm 2025.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC