Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Kiểm Nghiệm Thực Phẩm là gì? Nội dung về Quy định Kiểm nghiệm Thực phẩm - Kiểm định An toàn Thực phẩm mới nhất 2023 | Nhanh chóng - Uy tín

⭐️Kiểm nghiệm Thực phẩm là gì?✅Kiểm định An toàn thực phẩm là gì? ✅Nội dung về kiểm định an toàn thực phẩm? Đáp ứng tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm. Mục tiêu sản phẩm Xanh - Sạch - Đảm bảo an toàn trước khi được lưu hành tới tay người tiêu dùng. Liên hệ ngay!

Nội dung chính

  1. Kiểm Nghiệm Thực phẩm là gì?

  2. Tại sao phải làm Kiểm nghiệm thực phẩm - Kiểm định An toàn thực phẩm

  3. Nội dung về Kiểm nghiệm thực phẩm - Kiểm định An toàn thực phẩm

  4. Danh sách một số đơn vị được phép Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2023 

  5. Một số khó khăn khi kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm định an toàn thực phẩm 

  6. Liên hệ


Kiểm nghiệm thực phẩm - Kiểm định thực phẩm 2022 | TQC

Kiểm Nghiệm Thực Phẩm - Kiểm Định An Toàn Thực Phẩm Là Gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là bước vô cùng quan trọng phải thực hiện trước khi đưa thực phẩm ra thị trường. Nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.  Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo Luật hiện hành ra sao?…Tất cả sẽ được QCVN giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây. 

Kiểm nghiệm thực phẩm:

⭐️ Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm;

⭐️ Kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu để sản xuất hiệu quả của các sản phẩm chất lượng, an toàn. Với công việc thực hiện ngày càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe là điều kiện bắt buộc.

Kiểm định An toàn thực phẩm:

⭐️ Kiểm định an toàn thực phẩm nói một cách đầy đủ là kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong nhiều thủ tục được chính phủ đưa ra để đảm bảo rằng thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Vì có nhiều công việc chuẩn bị thực phẩm diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, nên khách hàng thường không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không; 

⭐️ Kiểm định an toàn thực phẩm thường xuyên là một cách hiệu quả để hội đồng bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hoạt động xử lý thực phẩm kém và khả năng lây lan bệnh truyền qua thực phẩm.

Mục đích của việc kiểm nghiệm, kiểm định an toàn thực phẩm

Mục đích kiểm nghiểm an toàn thực phẩm sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như sau:

✔ Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm;

✔ Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;

✔ Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm;

✔ Tạo niềm tin đến người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong canh tranh thị trường;

Thời gian kiểm nghiệm thực phẩm

Phụ thuộc theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm, Thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, sẽ dao động từ 05 – 07 ngày.

Hình thức Kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay

Hiện tại, Có 2 hình thức Kiểm nghiệm thực phẩm:

👉 Hình thức thứ 1: Là kiểm nghiệm trước công bố;

👉 Hình thức thứ 2: Là kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng/lần đối với các sản phẩm đã công bố;

Tại Sao Phải Kiểm Nghiệm Thực Phẩm - Kiểm Định An Toàn Thực Phẩm 

Lý do nổi bật phải kiểm nghiệm thực phẩm năm 2023:

Khi làm một việc gì cũng phải hiểu  tại sao lại làm điều đó? Do đó, hãy cùng TQC điểm qua một số lý do thiết yếu mà các doanh nghiệp phải kiểm nghiệm sản phẩm:

✅ Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không. Thêm nữa là có đảm bảo cho quá trình sản xuất không. Qua đó, để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng không;

✅ Kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm;

✅ Ngoài ra kết quả kiểm nghiệm cũng thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm về các chỉ tiêu chất lượng. Ngoài ra, còn thể hiện độ an toàn của sản phẩm thông qua các chỉ tiêu an toàn. (Chỉ tiêu kim loại, vi sinh vật, độc tố vi nấm, thuốc bảo vệ thực vật,…);

✅ Kiểm nghiệm thực phẩm là khâu bắt buộc trước khi tiến hành công bố sản phẩm. Gồm nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước,… Sau đó, trong quá trình kinh doanh, sản phẩm lại phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định pháp luật;

kiểm nghiệm thực phẩm - kiểm định thực phẩm 2022

Các trường hợp phải Kiểm nghiệm Thực phẩm - Kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định

Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần kiểm nghiệm:

  1. Nước ăn uống, nước sinh hoạt;

  2. Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đồ uống có cồn/ không cồn;

  3. Nước đá dùng liền;

  4. Sữa và các sản phẩm từ sữa;

  5. Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ;

  6. Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.

  7. Nguyên liệu thực phẩm : lod, magnesi, calci,…;

  8. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (kim loại, cao su, nhựa tổng hợp, thủy tinh, gốm, sứ,…).;

  9. Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất nhũ hóa, chất làm dày, chất làm bóng, enzym,…;

  10. .....

Nội Dung Về Kiểm Nghiệm Thực Phẩm - Kiểm Định An Toàn Thực Phẩm Năm 2023

Kiểm nghiệm thực phẩm 

Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm để xác định các chỉ tiêu trong thực phẩm có đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể khi tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nội dung sau:

✅ Kiểm nghiệm các chất vi sinh có trong thực phẩm;

✅ Kiểm nghiệm thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh hay không;

✅ Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;

✅ Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm;

Kiểm định An toàn thực phẩm 

  1. Quá trình kiểm định an toàn thực phẩm thường bắt đầu với các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói. Để đảm bảo rằng mỗi mặt hàng thực phẩm được sản xuất đều tuân theo các quy định của chính phủ về chất lượng và vệ sinh thực phẩm, nhiều công ty có các nhân viên kiểm tra thực phẩm nội bộ của riêng họ;
  2. Công việc của những người kiểm tra là đảm bảo các cơ sở chuẩn bị sạch sẽ và thực phẩm được xử lý một cách an toàn trong quá trình chế biến. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng thực phẩm sống được bảo quản lạnh hoặc bảo quản theo cách khác để đảm bảo độ tươi ngon. Bằng cách thực hiện biện pháp phòng ngừa này, nhà sản xuất có thể yên tâm rằng khi các quan chức chính phủ địa phương hoặc liên bang tiến hành kiểm tra định kỳ, cơ sở có thể giữ được xếp hạng cao và tiếp tục sản xuất;

  3. Vấn đề về vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có tính thời sự cao, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học tiên tiến;

  4. Việc kiểm định an toàn thực phẩm cũng diễn ra tại các điểm bán lẻ thực phẩm đóng gói. Ở đây, trọng tâm thường là đảm bảo hàng hóa được cung cấp phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của con người. Ví dụ, các thanh tra viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các tủ lạnh và thiết bị cấp đông đang hoạt động ở nhiệt độ chấp nhận được, cho phép thực phẩm không bị nấm mốc hoặc nhiễm bẩn khác;

  5. Hàng hóa đóng hộp và thực phẩm đóng gói như ngũ cốc cũng được kiểm tra để đảm bảo không có mặt hàng nào được trưng bày quá ngày “bán trước” được liệt kê trên sản phẩm. Trong trường hợp siêu thị có bộ phận thịt, thiết bị và phương tiện bảo quản thịt sống phải tuân theo các tiêu chuẩn của chính phủ để giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm do thịt bị nhiễm khuẩn hoặc hư hỏng;

  6. Việc bảo đảm ATTP là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đặc biệt, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng mất ATTP đang trở thành vấn đề lớn gây bức xúc cho toàn xã hội. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài không rõ nguồn gốc nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Ngộ độc tập thể liên tục xảy ra. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến;

  7. Trong mọi trường hợp, kiểm định an toàn thực phẩm giúp giảm thiểu cơ hội lây nhiễm bệnh truyền qua thực phẩm bằng cách bảo vệ cộng đồng khỏi tiêu thụ thực phẩm được đóng gói không đúng cách, quá hạn sử dụng hoặc chế biến trong môi trường không hợp vệ sinh. Từ góc độ này, thanh tra an toàn thực phẩm có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy và duy trì sức khỏe cộng đồng tốt trong cộng đồng.

Chỉ tiêu chính trong Kiểm nghiệm thực phẩm:

STT Chỉ Tiêu Kiểm Nghiệm Nội dung
1 Chỉ tiêu Cảm quan Về Trạng thái, Màu sắc, vị, mùi,...
2 Chỉ tiêu Vi sinh vật Phân tích chỉ tiêu Vi sinh vật hiếu khí, Ecoli, Coliform,...
3 Chi tiêu Hóa lý, Chất lượng Việc phân tích thành phần dinh dưỡng như: Năng lượng, Protein, Chất xơ, Lipid, vitanmin, Khoáng,...
4 Chỉ tiêu Kim loại độc hại Thủy ngân, Chì, Cadinmi, Đồng, Asen,...
5 Chỉ tiêu độc tố vi Nấm Aflatoxin B1, Ochratoxin, Aflatoxin tổng số,....
6 Chỉ tiêu Hàm lượng các Hóa chát tồn dư Dư lượng thuốc thú y, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
..... ..... .....

Kiểm nghiệm thực phẩm - Kiểm định thực phẩm 2022 | TQC

Danh Sách Đơn VỊ Tổ Chức Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Mới Nhất 2023 

Việc Tổ chức Kiểm nghiệm Thực phẩm - Kiểm định thực phẩm rất đặc thù đó là việc :

👉 Kiểm nghiệm các chất vi sinh có trong thực phẩm

👉 Kiểm nghiệm thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh hay không

👉 Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm

👉 Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm

List Danh Sách một số đơn vị Kiểm Nghiệm Uy tín tại Việt Nam:

STT Tên Tổ Chức Địa Chỉ  Ghi Chú
1 Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia 65 Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội  
2 Viện Dinh dưỡng 48B Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội  
3 Viện Kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VNTEST Số 7 ngách 168/21 đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội  
4
Trung tâm xét nghiệm thuộc trường Đại học Y tế công cộng
Số 1a Đường Đức thắng, phường Đức thắng phường Bắc Từ Liêm  
5 Viện Pasteur Nha Trang 8-10 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa  
6 Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên  34 Phạm Hùng, P. Tân An,TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk  
7 Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1(Quatest 1) Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội  
8 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 2- Quatest 2 Số 2 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng  
....... ....... ....... .......

Danh sách đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm uy tín năm 2022 | TQC

Một Số Khó Khăn Khi Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Theo Quy Định An Toàn Thực Phẩm

Với Luật an toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12 đã quy định chung các yêu cầu kiểm nghiệm. Trên thực tế, mỗi một sản phẩm tùy theo bản chất sẽ có những chỉ tiêu bắt buộc kiểm nghiệm khác nhau. Từ đó dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề trong kiểm nghiệm thực phẩm như sau:

  • Thị trường có có sản phẩm sẽ có một Quy Chuẩn Việt Nam - QCVN quy định riêng. Hiện tại có một số sản phẩm lại không có QCVN riêng mà thay vào đó phải áp dựng QCVN chung...;

  • Đối với những sản phẩm chưa có QCVN chưa có TCVN cần phải hiểu rõ ràng đặc tính của Sản phẩm  xây dựng tiêu chuẩn của Nhà sản xuất;

  • Khi chưa nắm rõ được nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu Kiểm nghiệm, Doanh nghiệp dễ mắc phải sai lầm là xây dựng chỉ tiêu nhiều. Vi  tâm lý đang hiểu càng nhiều sẽ càng đúng. Từ đó thời gian kiểm nghiệm sẽ kéo dài, chi phí kiểm nghiệm tăng cao;

  • Quy các lấy mẫu bao nhiều là đủ và cách bảo quản mẫu kiểm nghiệm như nào là đúng. Nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm nghiệm, kết quả không chính xác. Phải tốn nhiều thời gian kiểm lại nhiều lần. Ảnh hưởng tới việc Công bố sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm,....

LIÊN HỆ: 

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC

TQC  Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội

Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338

Email: vphn@tqc.vn

TQC  Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0968 799 816

Email: vpdn@tqc.vn

TQC Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 397 156 ;  Điện thoại: 028 6270 1386

Email: vpsg@tqc.vn

Miền Bắc
096.941.6668
Miền Trung
096.879.9816
Miền Nam
 0988.397.156
Bài viết liên quan
Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC