Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Dịch vụ cấp chứng nhận GMP thực phẩm - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) bắt buộc phải có cho ngành thực phẩm

GMP thực phẩm là cực kỳ cần thiết để đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ pháp luật trong ngành thực phẩm. Áp dụng hiệu quả GMP thực phẩm nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, chuẩn hóa được công đoạn sản xuất để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

Chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practices) thực phẩm là giấy chứng nhận xác nhận rằng cơ sở sản xuất thực phẩm đã tuân thủ các nguyên tắc, quy định và điều kiện về thực hành sản xuất tốt. Mục tiêu của GMP là đảm bảo an toàn, chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, đóng gói đến phân phối sản phẩm.

Chứng nhận GMP thực phẩm là gì?

Chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practices) thực phẩm là giấy chứng nhận xác nhận rằng cơ sở sản xuất thực phẩm đã tuân thủ các nguyên tắc, quy định và điều kiện về thực hành sản xuất tốt. Mục tiêu của GMP là đảm bảo an toàn, chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, đóng gói đến phân phối sản phẩm.

Đối tượng áp dụng của Tiêu chuẩn GMP thực phẩm

Tiêu chuẩn GMP áp dụng cho nhiều đơn vị trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm:

- Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm

- Doanh nghiệp kinh doanh, phân phối thực phẩm

- Nhà hàng, bếp ăn tập thể

- Cơ sở sản xuất phụ gia, bao bì thực phẩm

Nguyên tắc của GMP trong sản xuất thực phẩm

Dưới đây là các nguyên tắc cốt lõi của GMP trong sản xuất thực phẩm:

- Kiểm soát môi trường sản xuất: Đảm bảo nhà xưởng sạch sẽ, ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại.

- Quản lý nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, bảo quản đúng điều kiện.

- Kiểm soát quy trình sản xuất: Chuẩn hóa quy trình, ngăn ngừa nhiễm bẩn, kiểm soát từng công đoạn sản xuất.

- Kiểm soát thiết bị: Bảo trì, vệ sinh và kiểm định thiết bị đo lường định kỳ.

- Kiểm soát nhân sự: Đào tạo nhân viên, giám sát vệ sinh cá nhân và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Vệ sinh và khử trùng: Vệ sinh bề mặt tiếp xúc thực phẩm, thiết bị và nguồn nước sản xuất.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Kiểm tra sản phẩm tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) và thành phẩm trước khi xuất kho.

- Quản lý tài liệu và hồ sơ: Ghi chép, lưu trữ hồ sơ sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Xử lý sản phẩm không đạt: Tách biệt, thu hồi và điều tra nguyên nhân lỗi sản phẩm.

- Cải tiến liên tục: Đánh giá định kỳ, phát hiện sai sót và cải tiến quy trình sản xuất.

TQC - đơn vị chứng nhận GMP thực phẩm uy tín hàng đầu

 

Với sự uy tín và chuyên môn được chứng minh qua hơn 15 năm kinh nghiệm, TQC là đơn vị chứng nhận giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: TQC có hệ thống chi nhánh tại 3 miền đất nước với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tế, đã đánh giá chứng nhận GMP thực phẩm cho nhiều doanh nghiệp.

- Quy trình đánh giá chuyên nghiệp: Quy trình đánh giá khoa học, minh bạch giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian.

- Chi phí hợp lý, không phát sinh: Chi phí chứng nhận hợp lý cho từng loại hình doanh nghiệp, không phát sinh phụ phí trong suốt quá trình đánh giá và cấp chứng chỉ.

- Chứng chỉ hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0: TQC CGLOBAL là tổ chức chứng nhận đầu tiên ở Việt Nam thiết lập thành công hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code, cho phép khách hàng và đối tác kiểm tra giá trị hiệu lực của chứng chỉ mọi lúc, mọi nơi.

Khách hàng tiêu biểu của TQC

Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và quy trình đánh giá minh bạch, TQC đã và đang cung cấp dịch vụ chứng nhận GMP cho nhiều doanh nghiệp như:

Công ty TNHH TM LC Food

Công ty Cổ phần Dược phẩm Atoko Pharmar
Nhà máy HADU – Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Hadu
Công ty Cổ phần Hóa dược BIGTECH
Và rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ chứng nhận GMP Thực phẩm của TQC như:

Lợi ích khi đạt chứng nhận GMP thực phẩm

Việc đạt chứng nhận GMP không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn sản phẩm mà còn nâng cao hình ảnh, uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Dưới đây là những lợi ích cụ thể:

- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Kiểm soát rủi ro nhiễm bẩn, ngăn ngừa mối nguy hại trong quá trình sản xuất.

- Nâng cao uy tín và niềm tin khách hàng: Khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với đối tác, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

- Mở rộng thị trường: Tăng khả năng tiếp cận các thị trường khó tính và đáp ứng yêu cầu của các chuỗi siêu thị, nhà bán lẻ lớn.

- Tuân thủ quy định pháp luật: Đáp ứng các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm, tránh bị phạt hoặc thu hồi sản phẩm.

- Nâng cao năng suất và giảm chi phí: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và tiết kiệm chi phí vận hành.

- Tăng khả năng cạnh tranh: Chứng nhận GMP giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường và tạo lợi thế trước đối thủ cạnh tranh.

- Dễ dàng truy xuất nguồn gốc: Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo minh bạch và đáng tin cậy cho khách hàng và đối tác.

Quy trình cấp chứng nhận GMP thực phẩm tại TQC

 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận, cung cấp thông tin về phạm vi và sản phẩm cần chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá hồ sơ

TQC kiểm tra hồ sơ (sơ đồ nhà xưởng, quy trình sản xuất, SOP, v.v.). Doanh nghiệp bổ sung nếu có thiếu sót.

Bước 3: Đánh giá thực tế

Đoàn đánh giá kiểm tra nhà xưởng, quy trình sản xuất, vệ sinh, hồ sơ ghi chép và truy xuất nguồn gốc.

Bước 4: Cấp chứng nhận

TQC lập báo cáo và cấp chứng chỉ GMP.

Bước 5: Giám sát định kỳ

Đánh giá giám sát hàng năm để đảm bảo doanh nghiệp duy trì yêu cầu GMP trong suốt thời hạn chứng chỉ (thường 3 năm).

Một số câu hỏi thường gặp về chứng nhận GMP thực phẩm

Chi phí chứng nhận GMP thực phẩm là bao nhiêu?

Chi phí chứng nhận GMP phụ thuộc vào quy mô, phạm vi sản xuất, số lượng sản phẩm và tổ chức chứng nhận. Doanh nghiệp có thể liên hệ TQC để nhận báo giá chi tiết và trọn gói, không phát sinh phụ phí.

Chứng nhận GMP có bắt buộc không?

Tại Việt Nam, chứng nhận GMP là bắt buộc đối với một số lĩnh vực như dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Những lỗi thường gặp khi đánh giá chứng nhận GMP là gì?

- Hồ sơ tài liệu không đầy đủ hoặc không chính xác.

- Nhà xưởng, trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu vệ sinh.

- Nhân sự không được đào tạo đầy đủ về các quy định GMP.

- Chưa có hệ thống giám sát và khắc phục các điểm không phù hợp.

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL

TQC Hà Nội: Biệt thự C11, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338

Email: vphn@tqc.vn

TQC Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

Hotline: 0968 799 816

Email: vpdn@tqc.vn

TQC Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386

Email: vpsg@tqc.vn
Bài viết liên quan
Các quy tắc cần biết khi áp dụng GMP và chứng nhận GMP
Các quy tắc cần biết khi áp dụng GMP và chứng nhận GMP

Việc áp dụng triển khai GMP trong doanh nghiệp cần đáp ứng được các nguyên tắc quan trọng sau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC