Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA - The Food Safety Modernization Act) thực sự là một cuộc cải cách sâu rộng về luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ. Luật FSMA không chỉ ảnh hưởng đến các nhà phân phối và sản phẩm thực phẩm ở Hoa Kỳ mà còn tác động đến cả những cơ sở có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Trong bài viết này, TQC sẽ chia sẻ những điểm chính về luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm để giúp bạn có thể nắm được tổng quát về luật này.

Tại sao luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm lại được ban hành?

Từ số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các nhà quản lý tại Hoa Kỳ đã nhận ra rằng việc ngăn chặn bệnh tật hiệu quả hơn việc ứng phó với bệnh tật do thực phẩm.

Chính vì vậy mà luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) đã được ban hành để sửa đổi các quy định liên quan đến sản xuất thực phẩm, đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống thực phẩm toàn cầu.

luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm được ban hành năm 2011

Luật FSMA trao cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhiều quyền hơn để giám sát và thực thi các chuỗi cung ứng.

Quy tắc thực hiện FSMA

FDA đã hoàn thiện 7 quy tắc chính để thực hiện FSMA:

  1. Kiểm soát Phòng ngừa đối với Thực phẩm cho Người: Các cơ sở thực phẩm dành cho Người đã đăng ký với FDA phải thực hiện một kế hoạch bằng văn bản xác định các mối nguy và vạch ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa thích hợp

  2. Kiểm soát Phòng ngừa đối với Thực phẩm Động vật - Các cơ sở thực phẩm động vật đã đăng ký với FDA phải thực hiện một kế hoạch bằng văn bản xác định các mối nguy và vạch ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa thích hợp

  3. Sản xuất an toàn:  Thiết lập các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu để trồng, thu hoạch, đóng gói và lưu trữ sản phẩm

  4. Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài: Các nhà nhập khẩu phải xác minh rằng các nhà cung cấp nước ngoài của họ tuân thủ các quy định của FDA

  5. Chứng nhận của bên thứ ba - Công nhận các tổ chức chứng nhận của bên thứ ba để quản lý các cuộc đánh giá tư vấn tự nguyện và theo quy định để giúp các công ty chuẩn bị cho các cuộc đánh giá theo quy định hoặc đạt được chứng nhận

  6. Bảo vệ thực phẩm (chống lại việc gian lận/ giả mạo/ trộn lẫn có chủ ý - quy tắc IA): Các cơ sở thực phẩm đã đăng ký với FDA phải phát triển một kế hoạch đánh giá các lỗ hổng ô nhiễm và lập thành văn bản chiến lược giảm thiểu cho mỗi lỗ hổng đó.

  7. Vận chuyển vệ sinh - Yêu cầu mới đối với các công ty vận chuyển thực phẩm, bao gồm người gửi hàng, người nhận hàng, người bốc xếp và người vận chuyển.

(Theo www.fda.gov)

Đối tượng nào cần tuần thủ luật FSMA?

Đối tượng nào cần tuần thủ luật FSMA

Các quy tắc của FSMA chỉ áp dụng cho thực phẩm do FDA quản lý. Đối với các trường hợp miễn trừ do FDA quy định (sản xuất, bảo quản và sử dụng với tư cách cá nhân...) thì cũng không cần áp dụng FSMA.

Điều đó có nghĩa là các cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm tại Mỹ hoặc cơ sở xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ cần đăng ký FDA thực phẩm thì phải tuân thủ Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA). Trong trường hợp FDA thông báo kiểm tra cơ sở thì doanh nghiệp phải chuẩn bị ít nhất 1 nhân sự được đào tạo về FSMA (có chứng chỉ đào tạo).

Nếu doanh nghiệp đã có sẵn kế hoạch Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), thì FSMA cũng sẽ áp dụng cho doanh nghiệp. Kế hoạch HACCP của doanh nghiệp sẽ cần được cập nhật và cải tiến để hoàn toàn tuân thủ FSMA.

Điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp không tuân thủ FSMA?

Điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp không tuân thủ FSMA?

Các nhà sản xuất có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra thông qua các trách nhiệm được nêu trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA). Nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp không tuân thủ đạo luật này?

  • Trước hết, FSMA là luật, tức là đây là quy định bắt buộc phải tuân thủ. Nếu vi phạm, đây có thể coi là hành vi phạm tội. Nếu hành vi này bị FDA phát hiện, họ sẽ gửi thư cảnh cáo và công bố rộng rãi trên website của mình. Cơ sở vi phạm có thời gian để tuân thủ FSMA như thư cảnh cáo và FDA sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất để đảm bảo mọi thứ được tuân thủ đúng luật FSMA.

  • FDA có thể ban hành lệnh thu hồi thực phẩm nếu tình trạng ô nhiễm lan rộng. Nếu mối nguy hại đủ lớn, FDA có thể thu giữ mặt hàng thực phẩm ô nhiễm, thậm chí bắt giữ các bên có trách nhiệm, tiến hành kiểm tra mở rộng các hoạt động của công ty, hoặc thậm chí đình chỉ đăng ký các cơ sở thực phẩm (có thể dẫn đến đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn).

  • Người tiêu dùng cũng có thể kiện các công ty trong trường hợp chết oan hoặc bệnh tật liên quan đến sản phẩm thực phẩm của công ty đó.

  • Ngoài những vấn đề pháp lý phải đối mặt, cơ sở sản xuất & kinh doanh thực phẩm còn phải đối mặt với uy tín giảm sút, mất thị phần và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây là những chia sẻ của TQC về luật FSMA. Hy vọng rằng những thông tin trong bài có thể giúp doanh nghiệp thực phẩm, những đối tượng quan tâm đến an toàn thực phẩm... hiểu rõ hơn về đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm.


Bài viết liên quan
FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm Hoa Kỳ mới nhất 2024 | Nhanh chóng - Uy tín
FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm Hoa Kỳ mới nhất 2024 | Nhanh chóng - Uy tín

⭐️FDA là gì? ✅Đăng ký chứng nhận FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm✅ Đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông hàng hoa nhập xuất tại thị trường Hoa kỳ năm 2024. Liên hệ ngay!

Bảng Nutrition Facts FDA
Bảng Nutrition Facts FDA

Bảng Nutrition Facts FDA là bảng thành phẩm dinh dưỡng được ghi theo tiêu chuẩn của FDA. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Nutrition Facts là gì cũng như những quy định của FDA về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.

FDA 510k là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ FDA 510k
FDA 510k là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ FDA 510k

Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về FDA thiết bị y tế thì hẳn sẽ không xa lạ với thuật ngữ FDA 510k. Vậy, FDA 510k là gì? Tại sao chứng chỉ này là được gắn liền với chứng nhận FDA cho trang thiết bị y tế? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Premarket Approval (PMA) là gì? Khi nào cần có PMA?
Premarket Approval (PMA) là gì? Khi nào cần có PMA?

Phê duyệt trước khi ra thị trường - Premarket Approval (PMA) là một thuật ngữ quen thuộc với những ai đang tìm hiểu và có nhu cầu chứng nhận fda cho các thiết bị y tế.

Hướng dẫn tra cứu FDA chi tiết
Hướng dẫn tra cứu FDA chi tiết

Đăng ký chứng nhận FDA là bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất, phân phối thực phẩm, thiết bị y tế tại Hoa Kỳ hoặc nhập khẩu vào thị trường này. Tìm hiểu cách tra cứu FDA trong bài viết dưới đây!

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC