Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Bảng Nutrition Facts FDA

Bảng Nutrition Facts FDA là bảng thành phẩm dinh dưỡng được ghi theo tiêu chuẩn của FDA. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Nutrition Facts là gì cũng như những quy định của FDA về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.

Nutrition Facts là gì?

Nutrition Facts là gì

Nutrition facts hay được gọi đầy đủ là Nutrition facts label, có nghĩa là nhãn giá trị dinh dưỡng, nhãn thành phần dinh dưỡng hay nhãn thông tin dinh dưỡng. Nutrition facts cung cấp thông tin chi tiết về hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm, chẳng hạn như lượng chất béo, đường, natri và chất xơ...

Nhãn Thông tin Dinh dưỡng được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) yêu cầu trên hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống đóng gói.

Quy định của FDA về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm 

5 yếu tố cơ bản trên nhãn bao bì thực phẩm

  • Tên sản phẩm

  • Trọng lượng tịnh

  • Địa chỉ nhà sản xuất

  • Nutrition facts

  • Danh sách thành phần

Thông tin dinh dưỡng

Phần thông tin dinh dưỡng có lẽ là phần phức tạp nhất về nhãn thực phẩm. Trong bao gồm ba phần:

  • Khẩu phần

  • Chất dinh dưỡng

  • Vitamin và các khoáng chất

► Khẩu phần

Thách thức thực sự trong việc ghi nhãn nutrition facts là hiểu yêu cầu về khẩu phần. Các nhà sản xuất thực phẩm cần xác định khuyến nghị về khẩu phần chính xác cho sản phẩm thực phẩm của họ bằng cách sử dụng danh sách các sản phẩm trên website của FDA và giá trị RACC của họ.

Nhãn thông tin dinh dưỡng cũng phải bao gồm năm chất dinh dưỡng cốt lõi (calo, tổng chất béo, natri, tổng lượng carbs và protein).

► Danh sách thành phần, chất gây dị ứng

  • Liệt kê các thành phần theo thứ tự trọng lượng, từ thành phần nặng nhất đến nhẹ nhất.

  • Các chất gây dị ứng, nếu có trong thực phẩm, phải luôn được liệt kê trong thành phần.

  Có thể bạn quan tâm: Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Điểm nổi bật trong thay đổi của bảng Nutrition Facts FDA

bảng Nutrition Facts FDA

► Thiết kế

  • Những thay đổi này bao gồm việc tăng kích thước loại cho "Calories" (Calo), "servings per container" (Khẩu phần trên mỗi hộp) và "Serving size" (khẩu phần), đồng thời in đậm số calo và khai báo "Khẩu phần" để làm nổi bật thông tin này.

  • Ngoài phần trăm Giá trị hàng ngày của vitamin D, canxi, sắt và kali. Các nhà sản xuất có thể tự nguyện khai báo lượng gram cho các vitamin và khoáng chất khác.

  • Phần chú thích giải thích rõ hơn "The % Daily Value" (giá trị phần trăm hàng ngày) có nghĩa là gì.

► Thành phần dinh dưỡng

  • "Added sugars" (Đường bổ sung), tính bằng gam và phần trăm Giá trị hàng ngày, phải được ghi trên nhãn.

  • Danh sách các chất dinh dưỡng bắt buộc hoặc được phép công bố đang được cập nhật. Vitamin D và kali là bắt buộc trên nhãn. Canxi và sắt sẽ tiếp tục được yêu cầu. Vitamin A và C không còn bắt buộc nhưng có thể được bổ sung trên cơ sở tự nguyện.

  • "Calories from Fat" (Calo từ chất béo) đã bị loại bỏ vì nghiên cứu cho thấy loại chất béo quan trọng hơn số lượng.

  • Giá trị hàng ngày đối với các chất dinh dưỡng như natri, chất xơ và vitamin D đã được cập nhật.

Theo fda.gov

Tầm quan trọng của ghi nhãn đúng theo quy định

Tầm quan trọng của ghi nhãn đúng theo quy định

Đối với doanh nghiệp

Khi nói đến sản xuất/nhập khẩu thực phẩm ở Mỹ, công việc của các nhà sản xuất thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc sản xuất xong sản phẩm. Sản phẩm thực phẩm trước khi phân phối ngoài thị trường cần được dán nhãn. 

Ghi nhãn thực phẩm là bắt buộc đối với hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn, như bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp và đông lạnh, đồ ăn nhẹ, món tráng miệng, đồ uống... Việc ghi nhãn dinh dưỡng cho sản phẩm thô (trái cây, rau...) là tự nguyện.

Những sai lầm về nhãn mác sản phẩm có thể dẫn tới việc hàng hóa bị giữ lại, không cho thông quan vào thị trường Mỹ. Chính vì vậy, việc ghi nhãn sản phẩm thực phẩm theo đúng quy định của FDA là một việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới cả quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp thực phẩm.

Đối với người tiêu dùng

Việc ghi nhãn đúng quy định giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn thực phẩm, lập kế hoạch ăn uống lành mạnh hơn, đặc biệt là với những người tình trạng sức khỏe đặc biệt cần tuân thủ một chế độ ăn nhất định.

Những cảnh báo về chất gây dị ứng trên nhãn cũng giúp người tiêu dùng tránh khỏi những tình huống đáng tiếc từ việc sử dụng thực phẩm có thành phần gây dị ứng.

Khó khăn trong việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định FDA

Khó khăn trong việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định FDA

Những quy định phức tạp của FDA về ghi nhãn thực phẩm có thể làm đau đầu các nhà sản xuất thực phẩm có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ.

Một số khó khăn gặp phải:

  1. Mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về ghi nhãn sản phẩm cụ thể trên website rộng lớn của FDA.

  2. Không phải tất cả các danh mục sản phẩm thực phẩm đều được đưa vào website. Vì vậy với các sản phẩm không được liệt kê, nhà sản xuất cần liên hệ và chờ nhận thêm hướng dẫn từ FDA hoặc đưa sản phẩm đang chờ xử lý của họ vào danh mục mới.

  3. Có quá nhiều ngoại lệ đối với các quy tắc, đôi khi rất khó để giải mã đâu là nhãn bắt buộc và đâu là tự nguyện.

Những khó khăn mà các nhà sản xuất gặp phải chủ yếu đến từ việc có khá ít thông tin và việc tìm kiếm thông tin, quy định chính xác, đầy đủ là không dễ dàng.

Để giải quyết những khó khăn này, các nhà sản xuất thực phẩm đã tìm đến dịch vụ kiểm tra nhãn chuyên nghiệp - nơi có những chuyên gia hướng dẫn ghi nhãn, kiểm tra nhãn theo đúng quy định của FDA. Điều này giúp nhà sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, đảm bảo việc xuất hàng hóa được thực hiện theo đúng lịch trình và thuận lợi đến thị trường Hoa Kỳ.

Quý doanh nghiệp đang loay hoay với ghi nhãn Nutrition Facts theo quy định của FDA? Hãy tham khảo dịch vụ của TQC tại: Đăng ký FDA thực phẩm hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline 0969.416.668 (miền bắc) / 0968.799.816 (miền trung) / 0988.397.156 (miền nam) để được tư vấn sớm nhất.

Trên đây là những chia sẻ của TQC về bảng Nutrition Facts FDA. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm hiểu hơn về những quy định của FDA trong việc ghi nhãn hàng hóa thực phẩm.


Bài viết liên quan
FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm Hoa Kỳ mới nhất 2024 | Nhanh chóng - Uy tín
FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm Hoa Kỳ mới nhất 2024 | Nhanh chóng - Uy tín

⭐️FDA là gì? ✅Đăng ký chứng nhận FDA Thực Phẩm - FDA Dược Phẩm - FDA Mỹ Phẩm✅ Đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông hàng hoa nhập xuất tại thị trường Hoa kỳ năm 2024. Liên hệ ngay!

Hướng dẫn tra cứu FDA chi tiết
Hướng dẫn tra cứu FDA chi tiết

Đăng ký chứng nhận FDA là bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất, phân phối thực phẩm, thiết bị y tế tại Hoa Kỳ hoặc nhập khẩu vào thị trường này. Tìm hiểu cách tra cứu FDA trong bài viết dưới đây!

FDA 510k là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ FDA 510k
FDA 510k là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ FDA 510k

Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về FDA thiết bị y tế thì hẳn sẽ không xa lạ với thuật ngữ FDA 510k. Vậy, FDA 510k là gì? Tại sao chứng chỉ này là được gắn liền với chứng nhận FDA cho trang thiết bị y tế? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Premarket Approval (PMA) là gì? Khi nào cần có PMA?
Premarket Approval (PMA) là gì? Khi nào cần có PMA?

Phê duyệt trước khi ra thị trường - Premarket Approval (PMA) là một thuật ngữ quen thuộc với những ai đang tìm hiểu và có nhu cầu chứng nhận fda cho các thiết bị y tế.

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)
Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA - The Food Safety Modernization Act) thực sự là một cuộc cải cách sâu rộng về luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ. Luật FSMA không chỉ ảnh hưởng đến các nhà phân phối và sản phẩm thực phẩm ở Hoa Kỳ mà còn tác động đến cả những cơ sở có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Trong bài viết này, TQC sẽ chia sẻ những điểm chính về luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm để giúp bạn có thể nắm được tổng quát về luật này.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC