Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Quy trình chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo phương pháp hữu cơ

Để sản phẩm thịt bò và sữa được chứng nhận là thực phẩm chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ chủ trang trại cần tuân thủ theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015 tương đương Tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế Codex “CAC/GL 32-1999, Rev. 2013”.

- ĐĂNG KÝ nhận các Hướng dẫn sản xuất cho từng loại nông sản hữu cơ tại đây!

Tóm lược một số nguyên tắc chính cần áp dụng trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa hữu cơ theo Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015 như sau:

A. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ TRANG TRẠI VÀ GIỐNG

1. Nơi mà vật nuôi được duy trì dùng để sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải là một phần không thể thiếu của một đơn vị trang trại theo phương pháp hữu cơ và phải được phát triển và giữ vững theo tiêu chuẩn hữu cơ
2. Bò thịt, bò sữa phải có đồng cỏ và  mật độ đàn nuôi phải thích hợp.
3. Quản lý vật nuôi theo phương pháp hữu cơ cần hướng về việc sử dụng các phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên, giảm thiểu “stress”, phòng ngừa dịch bệnh, loại bỏ dần việc dùng các thuốc thú y hóa học (kể cả thuốc kháng sinh), giảm bớt việc cho vật nuôi ăn các sản phẩm có nguồn gốc động vật (ví dụ bột thịt), duy trì sức khỏe và sự sinh trưởng tốt cho động vật.
4. Việc chọn con giống, loài và các phương pháp sinh sản phải nhất quán với các nguyên tắc của trang trại sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Bò giống dùng để chăn nuôi theo hữu cơ phải được sinh đẻ từ các đơn vị chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ hoặc phải là con của các cặp bố mẹ được nuôi dưỡng theo các điều kiện được nêu trong tiêu chuẩn hữu cơ này. Chúng phải được nuôi dưỡng suốt đời theo hệ thống này.
5. Bò giống từ các nguồn không theo phương pháp hữu cơ có thể được phép đưa vào khu vực chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ (dưới sự chấp thuận của tổ chức chứng nhận), có tính đến việc các vật nuôi này được đưa vào khu vực chăn nuôi hữu cơ khi càng nhỏ càng tốt ngay sau khi chúng đã được cai sữa.

B. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT VÀ GIÁM SÁT

1. Việc chuyển đổi vùng đất dự tính dùng làm đồng cỏ chăn thả phải tuân theo phương pháp sản xuất hữu cơ (đối với lĩnh vực trồng trọt).
2. Một khi vùng đất đã đạt trạng thái theo phương pháp hữu cơ và bò giống/bò sữa đã được đưa vào nuôi dưỡng từ nguồn không theo phương pháp hữu cơ thì thời gian cần được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn này tối thiểu như sau:
Bò nuôi lấy thịt: 12 tháng và ít nhất ba phần tư quãng thời gian sống của chúng trong hệ thống quản lý theo phương pháp hữu cơ;
Bê con để sản xuất thịt: 06 tháng ngay khi được cai sữa và nhỏ hơn 06 tháng tuổi;
Sản phẩm sữa: 90 ngày do Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) thiết lập và giám sát, sau đó là 06 tháng.

C. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN

1. Cần cung cấp cho tất cả hệ thống vật nuôi đến mức tối ưu 100 % thức ăn hàng ngày (kể cả thức ăn cho “thời kỳ chuyển đổi”) được sản xuất theo phương pháp hữu cơ hoặc tối thiểu 85 % đối với loài nhai lại (tính theo chất khô) từ các nguồn cung cấp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
2.  Ngoài ra, Tổ chức chứng nhận có thể cho phép một số phần trăm thức ăn chăn nuôi nào đó không được sản xuất theo tiêu chuẩn này dùng cho vật nuôi ăn trong một thời gian có giới hạn, với điều kiện không được chứa các sinh vật biến đổi gen hoặc các sản phẩm của chúng.
3. Vật nuôi phải được uống đủ nước sạch theo phương pháp hữu cơ để duy đầy đủ sức khỏe và sinh lực của vật nuôi.
4. Thức chăn nuôi gốc khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin, provitamin có thể chỉ được dùng nếu chúng có nguồn gốc tự nhiên.
5. Khẩu phần thức ăn cụ thể cho vật nuôi cần tính đến: tỷ lệ quan trọng nhất tính theo chất khô trong khẩu phần ăn hàng ngày của loài nhai lại gồm: thức ăn thô, thức ăn tươi hoặc khô, hoặc thức ăn ủ chua;
6. Thức ăn chăn nuôi gốc động vật không được phép sử dụng (ngoại trừ cá, các động vật biển).
7. Probiotic, enzym và vi sinh vật: được phép dùng;
8. Thuốc kháng sinh, kháng sinh kiểm soát bệnh cho gia cầm, dược liệu, chất kích thích tăng trưởng hoặc bất cứ chất nào có tính chất kích thích sinh trưởng hoặc kích thích sản lượng đều không được dùng làm thức ăn chăn nuôi.

D. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE – PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Để phòng bệnh trong sản xuất vật nuôi theo phương pháp hữu cơ cần cho vật nuôi thường xuyên vận động và làm cho chúng có cơ hội tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc nơi chạy nhảy ngoài trời có tác dụng làm tăng miễn dịch tự nhiên của động vật;
2. Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh để xảy ra các vấn đề về sức khỏe.
3. Việc dùng các sản phẩm thuốc thú y trong chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) cấm dùng thuốc thú y hóa học hoặc thuốc kháng sinh trong điều trị phòng bệnh.
b) sản phẩm từ liệu pháp thực vật (trừ các thuốc kháng sinh), vi lượng đồng căn hoặc các nguyên tố vi lượng sử dụng tốt hơn thuốc thú y hóa học hoặc các thuốc kháng sinh.
c) Nơi xảy ra dịch bệnh đặc biệt hoặc sức khỏe vật nuôi có vấn đề và không có cách xử lý nào khác, hoặc trong trường hợp do luật pháp yêu cầu, thì được phép tiêm phòng cho vật nuôi, dùng thuốc thú y diệt ký sinh trùng và thuốc chữa bệnh (tuy nhiên, cần cách ly vật nuôi bị bệnh và vật nuôi sẽ mất trạng thái hữu cơ và xuất bán không được gắn nhãn mác sản phẩm hữu cơ)

E. CÁC NGUYÊN TẮC DUY TRÌ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA VẬT NUÔI TRONG TRANG TRẠI, VẬN CHUYỂN VÀ GIẾT MỔ

1. Các phương pháp sinh sản phải tuân theo nguyên tắc của chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ; không được dùng kỹ thuật ghép phôi và không dùng cách xử lý sinh sản bằng hoóc môn; không được dùng kỹ thuật tạo giống bằng biến đổi gen.
2. Các điều kiện sống và việc quản lý môi trường sống cần tính đến các nhu cầu tập tính riêng của vật nuôi và cung cấp cho chúng đủ điều kiện vận động tự do và có cơ hội thể hiện tập tính bình thường, chung sống với các động vật khác, nhất là đối với các động vật cùng loài;

G. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ ĐIỀU KIỆN VỀ NƠI Ở/CHUỒNG TRẠI VÀ NƠI CHĂN THẢ TỰ DO/ĐỒNG CỎ

1. Mật độ nuôi trong chuồng cần: cung cấp cho vật nuôi đủ không gian để đứng, nằm dễ dàng, quay tròn, tự liếm lông, chải lông cho nhau và chấp nhận mọi tư thế tự nhiên và sự vận động của cơ thể chúng như nằm dài ra.
2. Bãi chăn thả tự do, các vùng tập luyện thoáng đãng hoặc các đường chạy nhảy ngoài trời cung cấp đủ phương tiện bảo vệ chống mưa, gió, nắng, nhiệt độ quá mức, nếu có thể, tùy theo các điều kiện thời tiết ở địa phương và tùy theo giống.
3. Mật độ vật nuôi chăn thả ngoài trời tại các đồng cỏ, bãi cỏ và cây thân thảo hoặc các nơi ở tự nhiên hoặc bán tự nhiên phải đủ thấp để tránh thoái hóa đất và thực vật bị vật nuôi gặm trụi.
4. Có thể cho phép ngoại lệ đối với:
- bò đực không cần sử dụng đồng cỏ hoặc vùng vận động ngoài trời hoặc đường chạy nhảy trong thời gian mùa đông;
- bò thịt trong giai đoạn vỗ béo cuối cùng để xuất bán (không cần sử dụng đồng cỏ).
5. Cấm nhốt bê trong chuồng kín

H. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ QUẢN LÝ PHÂN ĐỂ DUY TRÌ VÙNG CHĂN THẢ

1. Hoạt động quản lý phân được sử dụng để duy trì cho mọi vùng đất đã cho vật nuôi ở, chăn thả hoặc gặm cỏ, cần thực hiện theo cách:
a) giảm thiểu việc xuống cấp của đất và nước;
b) không góp phần làm ô nhiễm nhiều đến nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh;
2. Mọi phương tiện bảo quản, xử lý, kể cả dụng cụ ủ phân phải được thiết kế, chế tạo và vận hành để phòng ngừa ô nhiễm đất đai và/hoặc nguồn nước mặt.
3. Tỷ lệ sử dụng phân bón (theo phương pháp hữu cơ) phải ở mức không làm nhiễm bẩn đất đai và/ hoặc nguồn nước mặt..

I. CÁC NGUYÊN TẮC VỀ LƯU TRỮ HỒ SƠ VÀ NHẬN BIẾT SẢN PHẨM

- Người chăn nuôi phải duy trì việc ghi chép chi tiết và cập nhật hồ sơ giám sát trong quá trình chăn nuôi hữu cơ từ khâu giống, quản lý chuồng trại, chăm sóc, vận chuyển và giết mổ để kiểm soát hoạt động chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ cũng như là bằng chứng chứng minh với cơ quan quản lý, tổ chức chứng nhận và khách hàng về việc tuân thủ theo phương pháp chăn nuôi hữu cơ.
Bài viết liên quan
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP

Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ
Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ

Bản tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 được biên dịch từ tiêu chuẩn quốc tế CODEX CAC/GL 32:1999 soát xét 2007 sửa đổi 2013

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC