Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nghị định về Nông nghiệp hữu cơ – Nghị định số 109/2018/NĐ-CP cũng chính thức được ban hành ngày 29/08/2018. Đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, cung cấp sản phẩm thực phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cũng như để cơ quan quản lý kiểm soát có hiệu quả tình trạng “loạn” thực phẩm nông nghiệp hữu cơ như thời gian qua.
Nội dung chính của Nghị định là về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cũng theo Nghị định 109/2018 thì các tiêu chuẩn hiện tại được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam bao gồm Tiêu chuẩn việt Nam
TCVN 11041:2017 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ra các doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng cần lưu ý thêm về vấn đề ghi nhãn:
Sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ “hữu cơ”.
a) Chỉ công bố sản phẩm là “100 % hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng), không tính nước và muối (natri clorua).
b) Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không được nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017.
c) Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối).
d) Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 % (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê.
(Trích Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017)
Hiện tại Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC đã được cấp phép chứng nhận hữu cơ và đang có kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 tại Trung tâm TQC. Mọi thông tin chi tiết về chương trình hỗ trợ cũng như thủ tục đăng ký chứng nhận, quý doanh nghiệp quan tâm có thể liên lạc với hotline của Trung tâm TQC hoặc gửi email về địa chỉ: info@tqc.vn.