Sự lãnh đạo trong ISO 9001 đóng vai trò quyết định và quan trọng tới sự thành công của hệ thống quản lý chất lượng. Vậy yêu cầu quản lý cấp cao nhất trong ISO 9001 là gì?
Mọi doanh nghiệp khi chấp nhận theo đuổi một hệ thống quản lý chất lượng là tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững nhất. ISO 9001 có yêu cầu về quản lý cấp cao nhất trong ISO 9001 nhằm tạo lên một hệ thống đo lường hoàn thiện nhất. Vậy yêu cầu cụ thể cho vị trí lãnh đạo cao nhất này là gì?
Quản lý cấp cao nhất là ai trong ISO 9001?
Trước khi tìm hiểu yêu cầu và vai trò của quản lý cấp cao trong ISO 9001, ta cần xác định rõ họ là ai. Có rất nhiều người lầm tưởng, quản lý cấp cao nhất là người giữ chức vụ cao nhất như Tổng giám đốc, Giám đốc hay Chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, quản lý cấp cao nhất trong hệ thống quản lý chất lượng này không nhất thiết phải là người nắm giữ vị trí đứng đầu trong tổ chức.
Quản lý cấp cao trong ISO 9001 là ai?
Thông thường quản lý cấp cao nhất ở đây được giao cho người chuyên trách về quản lý chất lượng như Trưởng phòng quản lý chất lượng/ kiểm nghiệm chất lượng của tổ chức. Hoặc nhiều doanh nghiệp sẽ cử cán bộ chuyên trách từ trong ban lãnh đạo công ty.
► Tìm hiểu thêm:
chứng nhận ISO 9001
Yêu cầu và vai trò của quản lý cấp cao trong ISO 9001
Vai trò và yêu cầu của quản lý cấp cao nhất trong ISO 9001 mang tới sự quyết định thành công của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Theo quy định chung từ ISO 9001, yêu cầu và vai trò được kể đến như sau:
Thiết lập, duy trì chính sách trong quản lý chất lượng
Vai trò đầu tiên phải kể đến của người quản lý cấp cao trong ISO 9001 chính là việc thiết lập và duy trì chính sách. Đối với việc xây dựng phải đảm bảo yêu cầu:
Phù hợp với từng tổ chức về mục tiêu phát triển, chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp. Sự phù hợp về chính sách sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững.
Trong chính sách phải đảm bảo đưa ra được khuôn khổ cho việc xây dựng và đặc biệt phải cam kết cải thiện, phát triển liên tục hệ thống quản lý chất lượng. Các chính sách sau khi xây dựng phải được lưu giữ bằng văn bản và tuyên truyền trong toàn bộ tổ chức.
Tiến hành phân công vị trí, nêu rõ vai trò trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức
Khi thực hiện ISO 9001, các quản lý cấp cao phải xác định phân công vị trí và quyền hạn trong các phòng ban nhằm đạt yêu cầu:
Phân công và nêu bật vai trò của từng vị trí trong tổ chức
Đảm bảo đầu ra theo đúng kế hoạch dự kiến.
Thúc đẩy sự phát triển bền vững và hướng vào khách hàng trong toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức.
Mang đến sự duy trì hoàn hảo và toàn diện nhất đối với hệ thống quản lý chất lượng mặc dù có sự thay đổi trong quá trình sử dụng.
Các cam kết thực hiện các vai trò khác
Ngoài 2 yêu cầu chính về trách nhiệm trong thiết lập chính sách và phân công vị trí, quản lý cấp cao nhất còn phải đảm bảo cam kết thực hiện các vai trò nhiệm vụ khác như:
Luôn đảm bảo sự sẵn sàng của các nguồn lực thay thế cần thiết trong phát triển hệ thống quản lý chất lượng.
Hỗ trợ, giúp đỡ các phòng ban trong toàn tổ chức thực hiện hệ thống và nêu bật vai trò của vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các phòng ban.
Có trách nhiệm thực hiện giải trình đối với hiệu lực của hệ thống trước các bên liên quan.
Đảm bảo sự hướng tới mục tiêu khách hàng, tiếp cận theo quá trình và tư duy trên rủi ro của toàn bộ cá nhân trong tổ chức.
Trên đây là một số khái niệm, vai trò và yêu cầu đối với quản lý cấp cao nhất trong ISO 9001. Quản lý cấp cao có những vai trò quan trọng như việc thiết lập chính sách, bố trí nhân sự, đề ra chiến lược và duy trì sự hoạt động của hệ thống…