Một hệ thống, tiêu chuẩn nào đó khi hoạt động cũng đều dựa theo những nguyên tắc nhất định. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng không nằm ngoài điều đó, ISO 9001:2015 bao gồm 7 nguyên tắc. Liên hệ ngay!
Nguyên Tắc 1: Hướng Vào Khách Hàng
Nguyên tắc 1 được được xem là nguyên tắc cốt lõi quan trọng nhất nhưng lại dễ bị sai nhất. Bởi lẽ hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thật chăm sóc khách hàng tốt. Việc chăm sóc khách hàng bao gồm nhiều công việc như hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chính là người đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và hoạt động. Hiện nay, với thị trường ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt thì việc giữ và duy trì được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới luôn là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Để có thể hiểu và hướng tới khách hàng một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần:
-
Nắm được nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai
-
Sắp xếp các mục tiêu của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
-
Tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng.
-
Quan tâm đến các mối quan hệ với khách hàng.
Nguyên Tắc 2: Sự Lãnh Đạo
Lãnh đạo là người có vai trò quan trọng, quyết định con đường phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, với cương vị một người lãnh đạo cần đưa ra được những phương hướng hoạt động thống nhất giữa mục tiêu và hoạt động, có tầm nhìn xa và xây dựng được những giá trị cho doanh nghiệp. Cụ thể, để có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, người lãnh đạo cần phải:
-
Truyền tải được những nội dung, thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh cũng như những nội dung, quy trình làm việc tới toàn bộ đội ngũ nhân viên.
-
Tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong sản xuất kinh doanh. Đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.
-
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp công bằng, văn minh. Là nơi để nhân viên có thể tự do thể hiện, phát huy bản thân tối đa.
-
Ghi nhận và khen thưởng kịp thời những đóng góp, cống hiến của đội ngũ nhân viên với những thành công của doanh nghiệp.
-
Lựa chọn quản lý, trưởng các bộ phận phải là người có đạo đức, chuyên môn và trách nhiệm với công việc.
► Xem thêm: Quản lý cấp cao nhất trong ISO 9001
Nguyên Tắc 3: Sự Tham Gia Của Mọi Người
Con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Mỗi nhân viên thuộc doanh nghiệp như một mắt xích quan trọng trong cả hệ thống. Thiếu một mắt xích, hệ thống sẽ hoạt động khó khăn, thậm chí là không hoạt động được. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần sự tham gia của tất cả mọi người. Từ lãnh đạo cho tới toàn bộ đội ngũ nhân viên từ cao đến thấp. Để nguyên tắc này đạt hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:
-
Nêu rõ vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên đối với công việc của mình.
-
Tạo điều kiện tốt nhất để mọi nhân viên được phát huy tối đa khả năng của mình
-
Tăng cường tinh thần đoàn kết và làm việc theo teamwork
-
Ghi nhận và khen thưởng với những cá nhân, phòng ban có nhiều đóng góp đối với doanh nghiệp.
-
Có những chính sách điều chỉnh phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân viên.
Nguyên Tắc 4: Tiếp Cận Theo Quá Trình
Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trong một doanh nghiệp đều cần hoạt động theo những quá trình nhất định. Để hoạt động được hiệu quả doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kiểm soát, đánh giá đối với các quy trình QMS từ những khâu nhỏ nhất. Việc tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo về kết quả của mỗi quá trình so với những dự định ban đầu, đồng thời xem xét, đánh giá lại nguồn nhân lực, kinh phí. Trong đó:
-
Lên kế hoạch việc thực hiện quy trình QMS
-
Tiến hành đánh giá các quy trình để có phương án kiểm soát phù hợp.
-
Tìm ra các rủi ro có thể xảy ra để có những hành động khắc phục thích hợp.
-
Các thông tin luôn đảm bảo cho quá trình kiểm soát và đánh giá.
Nguyên Tắc 5: Cải Tiến
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo, điều đó thôi thúc doanh nghiệp phải liên tục cải tiến để tạo ra những cái mới. Cải tiến chính là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững, lâu dài. Doanh nghiệp có thể cải tiến về phương pháp quản lý, hoạt động cũng như cải tiến về công nghệ, trang thiết bị, nguồn nhân lực… không ngừng thay đổi, làm mới doanh nghiệp để cải thiện chức năng sản phẩm. Để cải tiến một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần phải:
-
Xây dựng kế hoạch cải tiến cho từng quá trình, từng bộ phận.
-
Việc cải tiến cần dựa theo nhu cầu của khách hàng, đối tác.
-
Đào tạo thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, đồng thời khuyến khích nhân viên phát huy tính sáng tạo trong công việc.
-
Lưu trữ tài liệu cải tiến để làm cơ sở cho những lần cải tiến tiếp theo.
-
Ghi nhận những cải tiến có hiệu quả và khắc phục những cải tiến chưa đạt yêu cầu.
Nguyên Tắc 6: Quyết Định Dựa Trên Bằng Chứng
Khi muốn đưa ra một quyết định nào đó đều phải dựa trên những phân tích, đánh giá và bằng chứng cụ thể chứ ko thể dựa trên suy diễn, cảm tính của bản thân. Bằng chứng ở đây có thể là những hồ sơ, tài liệu, một sự kiện nào đó diễn ra được ghi chép lại bằng hình ảnh, video… có tính xác thực. Sau khi dựa vào những bằng chứng được đưa ra, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định chính xác trong hướng đi của mình. Để có được những bằng chứng cụ thể, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:
-
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh bằng các nguồn tài liệu khác nhau.
-
Xây dựng một hệ thống tài liệu đầy đủ, chính xác và dễ dàng tìm kiếm khi cần.
-
Hình thành thói quen đưa ra quyết định theo những bằng chứng, số liệu cụ thể cho toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp từ lãnh đạo cho đến đội ngũ nhân viên.
Nguyên Tắc 7: Quản Lý Các Mối Quan Hệ
Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất thì còn cần phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ bên ngoài. Với mối quan hệ nội bộ, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, có sự hợp tác giữa các bộ phận, các đội nhóm nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng doanh nghiệp phát triển. Còn đối với các mối quan hệ ngoài có thể kể đến như khách hàng, đối tác, đối thủ, các tổ chức nhà nước… với các mối quan hệ này, doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ tương tác thường xuyên. Cụ thể:
-
Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó, chăm sóc khách hàng tận tình.
-
Với các cơ quan truyền thông, báo chỉ, các tổ chức nhà nước phải có sự tôn trọng, khéo léo. Đảm bảo tuân thủ theo pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với nhà nước.
-
Với các đối tác cần duy trì sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện, tăng cường sự sao đổi thông tin, tài liệu cho phép vì lợi ích của cả hai bên.
-
Với đối thủ phải có sự cạnh tranh công bằng, văn minh, tôn trọng nhau, đảm bảo đạo đức kinh doanh.
Vì Sao Phải Tuân Thủ Các Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng?
-
Các nguyên tắc này hình thành nền tảng khái niệm cho tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và là cơ sở cho GMP, GCP và GLP - Được yêu cầu bởi hầu hết các cơ quan quản lý. Có thể nói rằng các nguyên tắc quản lý chất lượng là xương sống của hệ thống chất lượng.
-
Do đó, việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa phương pháp quản lý dựa trên các nguyên tắc này sẽ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các lỗi nghiêm trọng. Đồng thời thúc đẩy sự cải tiến toàn cầu và sự xuất sắc của quy trình trên toàn thế giới.
-
Đây là 7 nguyên tắc quản lý chất lượng chung nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Mỗi nguyên tắc đều có một vai trò nhất định tạo nên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Việc áp dụng những nguyên tắc này vào hệ thống quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu làm chứng nhận ISO 9001:2015 xin vui lòng tham khảo dịch vụ của TQC: chứng nhận ISO 9001 hoặc liên hệ trực tiếp tới Hotline 096 941 6668 để được tư vấn dịch vụ và nhận báo giá chi tiết!
LIÊN HỆ
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL
TQC CGLOBAL Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338
Email: vphn@tqc.vn
TQC CGLOBAL Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0968 799 816
Email: vpdn@tqc.vn
TQC CGLOBAL Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
Email: vpsg@tqc.vn