Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Kinh nghiệm áp dụng VIETGAP chăn nuôi hiệu quả tại trại nuôi

Theo kinh nghiệm của chuyên gia chăn nuôi thú y của TQC là ông Dương Hữu Nghiệp – Kỹ sư chăn nuôi thú y – Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, cũng như kinh nghiệm đánh giá thực tế các trại nuôi của các chuyên gia đánh giá VIETGAP thì việc áp dụng hiệu quả Quy trình thực hành chăn nuôi tốt VIETGAP theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN sẽ đem lại động lực rất lớn cho chủ cơ sở nuôi tiếp tục duy trì và phát triển phương thức chăn nuôi an toàn.

Một trong những vấn đề phát sinh lớn nhất trong chăn nuôi đó là việc bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, do đó các nguyên lý theo VIETGAP đưa ra yếu tố phòng ngừa dịch bệnh lên trên hết.

Việc tuân thủ theo quy trình VIETGAP sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đó là vật nuôi không bị bệnh tật, chất lượng sản phẩm chăn nuôi được nâng cao và luôn luôn đảm bảo an toàn thực phẩm.

LÀM SAO ĐỂ ÁP DỤNG VIETGAP CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ?

Theo kinh nghiệm của chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia chăn nuôi theo Quy trình VIETGAP cần tuân thủ các biện pháp sau:

1. Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh động vật (phòng bệnh)

- Đây là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi vì khi dịch bệnh xảy ra thì rất dễ lây lan và bùng phát trong toàn đàn vật nuôi, có rất nhiều biện pháp khuyến cáo sử dụng trong chăn nuôi gồm:

1.1. Tăng cường các trang thiết bị và biện pháp cách ly các khu vực nuôi, biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trại nuôi để tiêu diệt các mầm bệnh và ngăn ngừa tối đa việc lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài có thể xâm nhập.

Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi, tqc, trung tâm tqc

Điều kiện vệ sinh thú y và hệ thống biểu mẫu giám sát tại trại nuôi heo theo Tiêu chuẩn VietGAP

1.2. Tiêm phòng vắc xin cho các dịch bệnh phổ biến theo đúng phác đồ tiêm phòng, theo từng giai đoạn.

1.3. Xây dựng và ban hành các quy trình vệ sinh khử trùng tất cả các trang thiết bị, vật tư, dụng cụ, con người từ bên ngoài được đưa vào trang trại.

1.4. Xây dựng các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong đó quy định rõ thời gian thực hiện, công đoạn thực hiện, tần suất thực hiện, hóa chất sử dụng và quy trình thực hiện.

Chứng nhận vietGAP chăn nuôi, tqc, trung tâm tqc

Khi cơ sở nuôi xây dựng và tuân thủ các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, kiểm soát xâm nhập từ bên ngoài, … sẽ bảo đảm ngăn ngừa tối đa việc xâm nhập của mầm bệnh cũng như dịch bệnh bùng phát và lây lan.

2. Tăng cường sức đề kháng của vật nuôi – sử dụng đúng phác đồ điều trị khi vật nuôi mắc bệnh

Theo Luật Chăn nuôi và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì nhiều loại kháng sinh đã bị cấm trộn vào thức ăn chăn nuôi và tiến tới đến 2020 kháng sinh sẽ bị cấm trộn vào thức ăn cho vật nuôi ăn hàng ngày, bao gồm cả trong thức ăn công nghiệp. Do đó, Cơ sở nuôi cần đưa ra các phương pháp khoa học để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, có rất nhiều biện pháp tăng sức đề kháng tự nhiên của vật nuôi được áp dụng như:

+ Sử dụng các thành phần thảo dược thay thế để bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi hàng ngày;

+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh, men vi sinh, probiotic, …

Khi vật nuôi mắc bệnh cần tham khảo kỹ sư chăn nuôi thú y và các chuyên gia có kinh nghiệm để có phác đồ điều trị đúng cũng như tuân thủ theo đúng phác đồ để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh cho vật nuôi.

3. Kiểm soát tốt hoạt động chăn nuôi trong trang trại thông qua quy trình chuẩn

- Sau khi trại nuôi đã nghiên cứu, thay đổi quy trình chăn nuôi để thiết lập thành một quy trình chăn nuôi chuẩn thì cần phải đảm bảo quy trình này luôn được tuân thủ thực hiện trong trại nuôi – có như vậy thì chủ cơ sở nuôi mới có thể kiểm soát và đảm bảo tất cả các công việc đều theo quy trình và trong tầm kiểm soát.

- Một vấn đề khó khăn khi áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP đó là việc thực hiện giám sát và ghi chép các hoạt động đã thực hiện vào các biểu mẫu, nhật ký chăn nuôi. Yêu cầu của việc ghi chép Nhật ký là để tạo cho người lao động thói quen tuân thủ quy trình, không làm việc tùy tiện, đồng thời phục vụ mục đích điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề xảy ra và có bằng chứng để chứng minh với khách hàng, đối tác về việc tuân thủ quy trình theo VIETGAP.

Đánh giá chứng nhận vietgap chăn nuôi, tqc, trung tâm tqc

Hình ảnh: Điều kiện vệ sinh thú y và hệ thống biểu mẫu giám sát tại trại nuôi gia cầm theo Tiêu chuẩn VietGAP

- Kinh nghiệm khi xây dựng các biểu mẫu, Nhật ký chăn nuôi là hạn chế đến mức thấp nhất việc người lao động phải viết vào Nhật ký/biểu mẫu mà họ chỉ việc tích chọn hoặc viết các thông tin về loại thuốc sử dụng, khối lượng thức ăn, … những thông tin này đơn giản, người lao động dễ viết và không ngại khi thực hiện. Do đó các biểu mẫu thiết kế phải đầy đủ thông tin, các công đoạn cần làm, nội dung cần thực hiện để thuận lợi cho việc ghi chép.

4. Tăng cường đào tạo, tập huấn thay đổi thói quen của người lao động

- Hoạt động đào tạo, tập huấn cần được thực hiện thường xuyên để thay đổi thói quen của người lao động theo phương thức chăn nuôi cũ sang cách làm mới, mà ở giai đoạn đầu thông thường sẽ là khó khăn cho người lao động khi tuân thủ thực hiện theo.

- Việc đào tạo tốt nhất là đào tạo thực tế theo công việc, cầm tay chỉ việc để người lao động dễ hiểu và dễ thực hiện.

5. Kiểm soát xuất chuồng/xuất bán vật nuôi và đảm bảo thời gian cách ly

- Việc kiểm soát tại công đoạn xuất chuồng hoặc xuất bán vật nuôi lấy thịt hoặc xuất bán sản phẩm từ chăn nuôi (trứng/sữa) là một yếu tố rất quan trọng để kiểm soát an toàn thực phẩm. Khi áp dụng Quy trình VIETGAP chăn nuôi thì tất cả các chuồng nuôi/ô nuôi đều được đánh mã số, ghi chép, giám sát hoạt động thông qua Nhật ký chăm sóc/chăn nuôi, do đó việc lên lịch xuất chuồng theo từng chuồng/ô nuôi phải xem xét đến nhật ký chăn nuôi để đảm bảo thời gian cách ly an toàn đối với các chuồng nuôi/ vật nuôi có sử dụng thuốc thú y hoặc kháng sinh để đảm bảo vật nuôi thương phẩm khi xuất bán không có dư lượng thuốc thú y và kháng sinh trong thịt/trứng/sữa.

- Thông thường thời gian cách ly có thể từ 10 đến 15 ngày tùy thuộc loại thuốc và kháng sinh sử dụng, trong thời gian cách ly này cơ thể vật nuôi sẽ đào thải dư lượng thuốc/kháng sinh trong cơ thể thông qua hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

6. Thay đổi nhãn mác, quy cách đóng gói và truy xuất, nhận diện thương hiệu

Sau khi đã đạt được chứng chỉ phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo VIETGAP, chủ trang trại cần đầu tư thay đổi thương hiệu, nhãn mác, quy cách đóng gói (với các sản phẩm như trứng gia cầm/mật ong/sữa) và hình thức truy xuất thông tin sản phẩm vừa góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn an toàn theo VIETGAP, vừa tạo ra cơ hội để người tiêu dùng hoặc đối tác lựa chọn sản phẩm của mình hoặc mở rộng xuất được sản phẩm sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, ...

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ DỊCH VỤ

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC

HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:

Miền Bắc: 096 941 6668 / Miền Trung: 0968 799 816 / Miền Nam: 0988 397 156

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội

Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338 | 024 2213 1515

Email: vphn@tqc.vn

Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0968 799 816

Email: vpdn@tqc.vn

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 397 156 ;  Điện thoại: 028 6270 1386

Email: vpsg@tqc.vn


Bài viết liên quan
Các bước triển khai và thời gian áp dụng để đạt được chứng chỉ VIETGAP chăn nuôi
Các bước triển khai và thời gian áp dụng để đạt được chứng chỉ VIETGAP chăn nuôi

Để đạt được Chứng nhận VietGAP chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, con giống, thức ăn,... cũng như đảm bảo duy trì các hoạt động tự đánh giá kiểm soát tại cơ sở và cần được chứng nhận bởi đơn vị độc lập được chỉ định bởi Cục chăn nuôi.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC