Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Đào tạo, chứng nhận BSCI - Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

BSCI không chỉ là công cụ đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn là nền tảng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có đạo đức, tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Tiêu chuẩn BSCI là gì? 

BSCI (Business Social Compliance Initiative) là một bộ tiêu chuẩn quốc tế ra đời năm 2003, do Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu (FTA) đề xuất. Bộ tiêu chuẩn này được phát triển với mục tiêu nâng cao điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua sự cam kết mạnh mẽ từ các doanh nghiệp tham gia.


BSCI không chỉ là công cụ đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn là nền tảng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có đạo đức, tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận BSCI?

  1. Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế: BSCI giúp doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu của các nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu trên toàn cầu.

  2. Cam kết đạo đức kinh doanh: Chứng nhận BSCI thể hiện sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế.

  3. Cải thiện điều kiện làm việc: Doanh nghiệp đạt chứng nhận BSCI đảm bảo môi trường làm việc an toàn, công bằng, và không có lao động cưỡng bức.

  4. Nâng cao giá trị thương hiệu: Chứng nhận BSCI giúp củng cố uy tín và niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp.

  5. Tạo nền tảng vững chắc cho các tiêu chuẩn cao hơn: BSCI là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp đạt các chứng nhận cao cấp hơn như SA 8000.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn BSCI

  • Phù hợp mọi loại hình doanh nghiệp: Tiêu chuẩn BSCI có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô hay địa điểm hoạt động.

  • Phạm vi áp dụng toàn cầu: Không chỉ tại Việt Nam, tiêu chuẩn BSCI được công nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới.

  • Cam kết tự nguyện: Khi tham gia, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ quy tắc ứng xử BSCI, cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường.

  • Các doanh nghiệp muốn gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BSCI. 


Lợi ích khi áp dụng BSCI vào hoạt động doanh nghiệp

  1. Tăng lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường và sức khỏe lao động sẽ có lợi thế lớn hơn trong và ngoài nước.

  2. Chi phí ngắn hạn: Đầu tư ban đầu vào xử lý chất thải, bảo hộ lao động và nguyên liệu an toàn có thể cao hơn.

  3. Lợi ích dài hạn: Xây dựng thương hiệu bền vững, gia tăng niềm tin của khách hàng, dễ dàng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

  4. Tiết kiệm chi phí: BSCI giúp giảm số lần đánh giá, tạo nền tảng đạt chứng nhận SA 8000 trong tương lai.

TQC - Đối tác hàng đầu Đào tạo, chứng nhận BSCI cho doanh nghiệp


  1. Chi phí chứng nhận của TQC luôn luôn phù hợp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, với phương châm hỗ trợ tối đa và cắt giảm các khoản chi phí phát sinh để đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất theo từng quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.

  2. Phương châm “Nhanh – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”: TQC luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận của Quốc tế.

  3. Chứng chỉ hiện đại: Ứng dụng công nghệ 4.0: TQC là tổ chức chứng nhận đầu tiên ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code, để đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ.

  4. Thủ tục thuận tiện - hỗ trợ tối đa: TQC đặt chất lượng dịch vụ chứng nhận và yếu tố đúng hẹn lên hàng đầu. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn được TQC song hành, hỗ trợ tối đa và đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình hoàn thiện thủ tục, đăng ký, đánh giá và tiếp nhận Giấy chứng nhận.

  5. Mạng lưới đánh giá khắp cả nước, đa lĩnh vực: Ngoài 3 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh;TQC còn có mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nhanh chóng hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục pháp lý kịp thời, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.



Những yêu cầu chính của Tiêu chuẩn BSCI

Doanh nghiệp đang có kế hoạch xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn BSCI về trách nhiệm xã hội cần chú trọng những yêu cầu chính sau:

  1. Hệ thống quản lý Xã hội

  2. Sự tham gia và bảo vệ người lao động

  3. Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể

  4. Không phân biệt đối xử

  5. Trả thù lao công bằng

  6. Giờ làm việc đáp ứng yêu cầu

  7. An Toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

  8. Không sử dụng lao động trẻ em

  9. Bảo vệ đặc biệt đối với lao động nhỏ tuổi

  10. Không tuyển dụng lao động tạm thời

  11. Không lao động lệ thuộc

5 phân loại của báo cáo BSCI

Báo cáo BSCI được phân thành 5 loại dựa vào đánh giá mức độ tuân thủ Tiêu chuẩn BSCI của doanh nghiệp:


Phân loại

Đặc điểm

Thời hạn

Điều kiện phù hợp

Báo cáo loại A - Xuất sắc

Mức độ hoàn thành trong khoảng 86%- 100%

Có ÍT NHẤT 7 nội dung thực hiện đạt cấp độ A

Không có nội dung nào ở cấp độ C, D, E

2 năm

 

Báo cáo loại B - Đạt

Mức độ hoàn thành trong khoảng 71%- 85%

Có NHIỀU NHẤT 3 nội dung thực hiện ở cấp độ C

Không có nội dung nào ở cấp độ D, E

2 năm

 

Báo cáo loại C - Có thể chấp nhận

Mức độ hoàn thành trong khoảng 51%- 70%

Có NHIỀU NHẤT 2 nội dung thực hiện ở cấp độ D

Không có nội dung nào ở cấp độ E

1 năm

Doanh nghiệp cần phải triển khai Kế hoạch sửa đổi, khắc phục những điểm chưa tuân thủ trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất đánh giá chính thức

Đánh giá theo dõi trong vòng 12 tháng sau lần đánh giá gần nhất để xác nhận tuân thủ

Báo các loại D - Không đủ để chấp nhận

Mức độ hoàn thành trong khoảng 30%- 50%

Có NHIỀU NHẤT 6 nội dung thực hiện ở cấp độ E

1 năm

 

Báo cáo loại E - Không chấp nhận

Mức độ hoàn thành trong khoảng 0%- 29%

Có NHIỀU NHẤT 7 nội dung thực hiện ở cấp độ E

1 năm

 

Quy trình đánh giá chứng nhận BSCI chuẩn Quốc tế hiện nay

Bước 1: Trao đổi thông tin và tiếp nhận đăng ký đánh giá chứng nhận BSCI

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá và đánh giá sơ bộ 

Bước 3: Đánh giá chính thức tại doanh nghiệp

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ

Bước 5: Cấp chứng nhận xác nhận báo cáo BSCI

Bước 6: Tái chứng nhận BSCI/ nâng hạng báo cáo BSCI

Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ đào tạo, chứng nhận BSCI của TQC 

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - KHÁNH HÒA

  1. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN QUỐC TẾ

  1. CÔNG TY TNHH MIPAK

  1. CÔNG TY TNHH OLAM GLOBAL AGRI VIỆT NAM

  1. CÔNG TY TNHH SODEX SPORT

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY GIA ĐỊNH


  1. CÔNG TY TNHH PHÚC THỊNH BÌNH ĐỊNH

  1. CÔNG TY TNHH TIGER VIỆT NAM


LIÊN HỆ

TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL

TQC CGLOBAL Tp. Hà Nội: Biệt thự C11, Khu Pandora, Số 53 Phố Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Hotline: 096 941 6668

TQC CGLOBAL Tp. Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hotline: 0968 799 816

TQC CGLOBAL Tp. Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 397 156




Bài viết liên quan
Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Bộ tiêu chuẩn BSCI - trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ngày càng nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về bộ quy tắc ứng xử BSCI để các doanh nghiệp/cá nhân đang có nhu cầu về BSCI có thể nắm bắt thông tin đầy đủ hơn.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC