ISO 26000 là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội không bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng hai tiêu chuẩn này giúp các tổ chức, doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với xã hội, người lao động… và tuân thủ đạo đức kinh doanh.
ISO 26000 là gì?
ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội..
ISO 26000 không phải là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý mà nó là hướng dẫn thay vì yêu cầu, vì vậy ISO 26000 không được chứng nhận như một số tiêu chuẩn ISO khác. Thay vào đó ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội, hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẽ các phương pháp hay nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên phạm vi toàn cầu
ISO 26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội
ISO 26000 giúp các Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:
-
Các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội;
-
Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;
-
Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;
-
Các chủ đề và vấn đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội;
-
Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy hành vi có trách nhiệm với xã hội trong toàn tổ chức và thông qua các chính sách và thực tiễn của tổ chức, trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
-
Xác định và tham gia với các bên liên quan;
-
Truyền đạt các cam kết, hiệu suất và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Mục tiêu của ISO 26000
Là đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu, bằng cách khuyến khích doanh nghiệp và các tổ chức khác thực hiện trách nhiệm xã hội để cải thiện tác động của họ đối với người lao động, môi trường tự nhiên và cộng đồng của họ.
Lợi ích của ISO 26000
-
Hỗ trợ các tổ chức giải quyết các trách nhiệm xã hội của họ trong khi tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, xã hội, môi trường và luật pháp cũng như các điều kiện phát triển kinh tế.
-
Cung cấp hướng dẫn thực tế liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
-
Hỗ trợ xác định và tham gia với các bên liên quan, nâng cao độ tin cậy của các báo cáo và tuyên bố về trách nhiệm xã hội.
-
Nhấn mạnh kết quả hoạt động và cải tiến.
-
Tăng niềm tin và sự hài lòng giữa khách hàng và các bên liên quan của doanh nghiệp.
-
Đạt được sự nhất quán với các tài liệu hiện có, các hiệp ước và công ước quốc tế cũng như các tiêu chuẩn ISO hiện có.
-
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội.
Dịch vụ tư vấn đạt chứng nhận ISO 26000 của TQC
Có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC không những hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận mà còn triển khai dịch vụ tư vấn, giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: chứng nhận CE, GOTS, OCS … Năng lực tư vấn, chứng nhận của TQC được thể hiện qua những yếu tố sau:
-
TQC là tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với kinh nghiệm 14 năm.
-
Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
-
Tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động với tôn chỉ “Đánh giá một lần – Cấp một chứng chỉ - Được chấp nhận khắp mọi nơi”.
-
Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa với phương châm “Chuẩn mực – Đúng hẹn – Thân thiện – Chuyên nghiệp”.
-
Chuyên viên tư vấn dịch vụ năng nổ, nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn, giải đáp giúp doanh nghiệp.
Để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể dễ dáp áp dụng và thực hiện theo các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. TQC đã triển khai dịch vụ tư vấn ISO 26000. Doanh nghiệp khi có nhu cầu đạt chứng nhận ISO 26000 sẽ được TQC hỗ trợ tối đa các bước thực hiện từ bước tư vấn cho đến khi đạt chứng nhận.
Các bước triển khai ISO 26000 được TQC hướng dẫn thực hiện
-
Thành lập ban Trách nhiệm xã hội (SOCIAL PERPORMANCE TEAM-SPT).
-
Người đại diện cho nhân viên về trách nhiệm xã hội do chính họ đề cử.
-
Lãnh đạo cao nhất phê duyệt chính sách dưới dạng văn bản.
-
Công khai truyền đạt CSTNXH, cam kết luật và các quyền lợi.
-
Những yêu cầu của ISO 26000 phải được biết và thấu hiểu trong toàn bộ tổ chức.
-
Vai trò, trách nhiệm và cấp bậc của tổ chức.
-
Mỗi một nhân viên phải được huấn luyện/đào tạo các vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội, tần suất thực hiện phù hợp tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của nhân viên.
-
Tiến hành thường xuyên đánh giá nội bộ mức độ thấu hiểu và tuân thủ và các cuộc xem xét và những hành động cần thiết từ lãnh đạo cấp cao phải được thực hiện.
-
Những hoạt động khắc phục và phòng ngừa phải được thực hiện kịp thời.
-
Duy trì các hồ sơ để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn.
Nội dung ISO 26000
-
Phạm vi
-
Các thuật ngữ, khái nhiệm, định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội
-
Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
-
Bảy nguyên tắc về trách nhiệm xã hội
-
Trách nhiệm giải trình
-
Minh bạch
-
Hành vi đạo đức
-
Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan
-
Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền
-
Tôn trọng các chuẩn mực hành vi quốc tế
-
Tôn trọng quyền con người
-
Nhận biết về trách nhiệm xã hội và việc tham gia của các bên liên quan
-
Hướng dẫn về các đối tượng chính, chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội
-
Hướng dẫn về việc tích hợp trách nhiệm xã hội thông qua một tổ chức
-
Phụ lục A – Các ví dụ về những sáng kiến và công cụ mang tính tự nguyện về trách nhiệm xã hội
-
Phụ lục B – Các khái niệm viết tắt