Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng được nhiều doanh nghiệp thực phẩm sử dụng. Đây được xem như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Tại sao ISO 22000 được áp dụng trong ngành thực phẩm?
ISO 22000 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - đặt ra yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, được công nhận trên toàn cầu và là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được áp dụng nhiều nhất tại nước ta.
Việc áp dụng ISO 22000 là quyết định chiến lược đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm. Những lợi ích tiềm năng đối với tổ chức thực hiện HTQL ATTP theo tiêu chuẩn này là:
-
Có khả năng cung cấp ổn định thực phẩm an toàn và các sản phẩm, dịch vụ có liên quan
-
Giải quyết được các rủi ro liên quan đến mục tiêu của tổ chức;
-
Mang lại niềm tin và sự hài lòng của khách hàng
-
Thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành
-
Cải thiện khả năng ứng phó với rủi ro (liên quan đến an toàn thực phẩm)
-
Tăng cơ hội kinh doanh
-
Giảm thủ tục giấy tờ cần thực hiện (không cần làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm)
Tại Việt Nam, chưa có quy định nào bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện áp dụng ISO 22000. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có thể áp dụng ISO 22000 trên tinh thần tự nguyện.
Doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
Doanh nghiệp nào cần áp dụng ISO 22000:2018? ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm. Những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm như:
-
Các nông trại, trang trại chăn nuôi và trồng trọt, các ngư trường nuôi thủy, hải sản.
-
Đơn vị cung cấp dịch vụ và chế biến thực phẩm như nhà máy sản xuất, suất ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh…
-
Đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu thực phẩm, đóng gói thực phẩm…
-
Đơn vị sản xuất các mặt hàng sản phẩm thực phẩm chức năng.
-
Hệ thống các siêu thị
-
Các đơn vị sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi.
-
Những dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vệ sinh, sản xuất máy móc thiết bị dùng cho thực phẩm, dịch vụ diệt côn trùng,…
ISO 22000 áp dụng cho những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm
Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2018
Các bước áp dụng ISO 22000:2018 cho một doanh nghiệp:
Bước 1: Đào tạo cho cán bộ quản lý chất lượng về tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Cán bộ quản lý an toàn thực phẩm phải nhận thức được các yêu cầu cũng như nhận thức được mối nguy hại từ việc mất an toàn thực phẩm. Từ đó xây dựng những nguyên lý phòng ngừa mối nguy gây mất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Bước 2: Thành lập nhóm An toàn thực phẩm
Thành lập nhóm phụ trách chính cho dự án triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018. Nhóm này sẽ bao gồm đại diện các bộ phận có liên quan trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm. Các thành viên trong ban an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực việc xây dựng kế hoạch cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 3: Tiến hành phân tích mối nguy và xây dựng các thủ tục kiểm soát theo yêu cầu của tiêu chuẩn
Nhóm an toàn thực phẩm có nhiệm vụ thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. Sau khi phân tích được các mối nguy thì sẽ tiến hành xây dựng các biện pháp phòng ngừa.
Bước 4: Thực hiện các quá trình đã hoạch định
Từ các phân tích về những mối nguy, nhóm an toàn thực phẩm sẽ tiến hành xây dựng quy trình và hướng dẫn thực hiện các công việc để kiểm soát những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
Bước 5: Giám sát việc thực hiện
Khi các quy trình hướng dẫn được thiết lập, doanh nghiệp cần phải tuân thủ và lưu lại những bằng chứng chứng minh đã thực hiện theo các quy trình. Đặc biệt là các công đoạn có kiểm soát những mối nguy an toàn thực phẩm. Thời gian vận hành phải đảm bảo hợp lý với quá trình sản xuất sản phẩm.
Bước 6: Đánh giá nội bộ để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống
Các đơn vị trong doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau để đánh giá việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình đã thiết lập một cách nghiêm ngặt. Việc đánh giá này có thể diễn ra tối thiểu 1 năm/lần
Bước 7: Cải tiến
Để chứng minh việc tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 22000:2018 với các tổ chức bên ngoài như khách hàng hay cơ quan nhà nước,
các doanh nghiệp phải được chứng nhận bởi các Tổ chức chứng nhận có đủ năng lực (đăng ký hoạt động theo nghị định số 107/2016/NĐ-CP hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận).
Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định được phép chứng nhận ISO 22000 theo Quyết định chỉ định số: 338/TĐC-HCHQ.
Tham khảo dịch vụ chứng nhận ISO 22000 của TQC CGLOBAL hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0969.416.668 (miền bắc) / 0968.799.816 (miền trung) / 0988.397.156 (miền nam) để được tư vấn dịch vụ chi tiết!
Quy trình đánh giá ISO 22000:2018
Đây là một quy trình gồm có rất nhiều bước. Trong đó:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Tổ chức tự lựa chọn Tổ chức chứng nhận có năng lực phù hợp với mong muốn của mình.
Bước 2: Chuẩn bị đánh giá gồm:
Thành lập đoàn đánh giá và lên kế hoạch đánh giá.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ:
Đánh giá sự sẵn sàng của tổ chức về: hệ thống tài liệu và cơ sở vật chất theo yêu cầu của tiêu chuẩn
Bước 4: Đánh giá chính thức:
Tìm kiếm bằng chứng, chứng minh sự phù hợp của hệ thống quản lý ATTP của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn và đưa ra báo cáo đánh giá
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và hành động khắc phục ( nếu có)
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000:2018
Bước 7: Đánh giá giám sát hàng năm
Bước 8: Đánh giá tái chứng nhận sau 3 năm
Việc áp dụng ISO 22000 trong doanh nghiệp không những mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp được nhìn nhận là một đơn vị quản lý tốt các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Giúp doanh nghiệp phần nào nâng cao vị thế, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.