Mã Số Vùng Trồng?
⭐️Vùng trồng (Place of Production): Là một vùng sản xuất chủ yếu một loại cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
⭐️Mã số vùng trồng (Mã số đơn vị sản xuất) (PUC – Production Unit Code): Sau đây viết tắt là Mã số vùng trồng (PUC) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản.
⭐️Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt (Good Agricultural Practices for crop production): TCCS 774: 2020/BVTV 6 Gồm những yêu cầu trong sản xuất trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Quy Trình Thiết Lập - Giám Sát Vùng Trồng
Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng - "Procedure For establishment and monitoring of place of production"
2.1 Phạm vi
Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho việc thiết lập và giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu.
2.2 Hướng dẫn về thiết lập vùng trồng
Yêu cầu chung:
✔ Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều điểm sản xuất, cần sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại.
✔ Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu.
✔ Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước vụ thu hoạch nội dung kiểm tra tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại; trong trường hợp không đăng ký lại thì mã số sẽ bị thu hồi.
✔ Trường hợp có thay đổi về diện tích vùng trồng, người đại diện, số hộ nông dân tham gia; người đại diện phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV).
Yêu cầu về diện tích:
👉 Đối với cây ăn quả: tối thiểu 10 ha;
👉Đối với rau gia vị: tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu;
👉 Cây trồng khác: tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu - Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý
✔ Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
✔ Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật TCCS 774: 2020/BVTV 7
✔ Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
✔Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.
Yêu cầu về ghi chép thông tin
-
Có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong 01 vụ canh tác (chi tiết tại phụ lục F của tiêu chuẩn cơ sở này).
-
Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả quá trình sản xuất.
Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm:
-
Giai đoạn phát triển của cây trồng.
-
Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra.
-
Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón. + Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng.
-
Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế. + Các hoạt động khác (nếu có).
-
Trong trường hợp vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình không áp dụng chung một quy trình sản xuất thì mỗi hộ trong vùng trồng có 01 nhật ký canh tác; trường hợp vùng trồng áp dụng cùng một quy trình sản xuất thì có thể sử dụng chung một nhật ký hoặc riêng nhật ký cho từng hộ.
Yêu cầu về điều kiện canh tác:
👉Phải áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt đặc biệt chú ý vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại; đảm bảo việc thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và phân bón theo quy định.
Yêu cầu khác:
👉Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu. TCCS 774: 2020/BVTV 8
2.3 Kiểm tra đánh giá vùng trồng
👉Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết về Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn cơ sở này.
👉 Kiểm tra thực địa
✔ Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (sau đây gọi là đơn vị kiểm tra) có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu ở mục 4 của tiêu chuẩn này, làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị.
✔Việc kiểm tra đánh giá thực địa sẽ bao gồm các công tác: khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại (trong trường hợp chưa xác định được sinh vật gây hại cụ thể tại thời điểm kiểm tra).
✔ Các nội dung kiểm tra chi tiết tại phụ lục B của tiêu chuẩn cơ sở này. - Hướng dẫn đánh giá quy định trong phụ lục G (phần I) của tiêu chuẩn cơ sở này.
👉Kết quả kiểm tra thực địa
✔ Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa tại vùng trồng; hoàn thành Biên bản kiểm tra thực địa theo phụ lục B của Tiêu chuẩn này.
✔ Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy vùng trồng cần khắc phục, đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đề nghị của vùng trồng.
✔ Đơn vị kiểm tra gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo kiểm tra vùng trồng đề nghị cấp mã số theo Phụ lục C của tiêu chuẩn này, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra thực địa.
👉 Phê duyệt mã số vùng trồng
✔ Sau khi nhận được báo cáo từ đơn vị kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành rà soát và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.
✔ Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số. TCCS 774: 2020/BVTV 9
✔ Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.
2.4 Giám sát vùng trồng
Các loại hình kiểm tra, giám sát
✔Tự giám sát: do tổ chức/cá nhân, hộ nông dân được cấp mã số thực hiện; thường xuyên tự giám sát và duy trì tình trạng quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
✔ Giám sát định kỳ: do Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện.
✔Kiểm tra đột xuất: do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.
Kế hoạch giám sát
✔Kế hoạch giám sát cụ thể tùy thuộc vào từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng.
✔ Tần suất giám sát:
-
Tối thiểu 01 lần/vụ.
-
Có thể nhiều hơn tùy thuộc vào từng loại cây trồng, nhóm sinh vậy gây hại hoặc yêu cầu thị trường xuất khẩu, nhưng phải đảm bảo tại thời điểm giám sát có thể phát hiện được các loài sinh vật gây hại có khả năng đi theo nông sản xuất khẩu.
-
Kiểm tra đột xuất: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đột xuất việc thực hiện tại địa phương theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc tình hình phát sinh của sinh vật gây hại hoặc theo yêu cầu của công tác quản lý.
Nội dung giám sát các mã số vùng trồng đã cấp
✔ Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sau đây gọi là đơn vị giám sát) có trách nhiệm cử cán bộ giám sát các mã số vùng trồng đã cấp, đảm bảo vùng trồng luôn duy trì tình trạng tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.
✔ Nội dung giám sát: kiểm tra tính tuân thủ các tiêu chí tại mục 4 của tiêu chuẩn cơ sở này và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại.
✔ Các nội dung giám sát chi tiết tại phụ lục D của tiêu chuẩn cơ sở này.
✔ Hướng dẫn đánh giá quy định tại phụ lục G (phần II) của tiêu chuẩn cơ sở này. TCCS 774: 2020/BVTV 10 .
Báo cáo kết quả giám sát
✔ Đơn vị giám sát tiến hành giám sát định kỳ vùng trồng đã được cấp mã số và hoàn thành Biên bản giám sát theo Phụ lục D của tiêu chuẩn này.
✔ Đơn vị giám sát gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo giám sát vùng trồng 6 tháng/lần, trước ngày 30/6 và ngày 30/12 hàng năm, kèm theo bản sao Biên bản giám sát. Báo cáo giám sát được thực hiện theo mẫu tại phụ lục E của Tiêu chuẩn cơ sở này.
✔Trường hợp có thay đổi thông tin, hủy mã số thì trong vòng 07 (bảy) ngày đơn vị giám sát phải báo cáo ngay cho Cục Bảo vệ thực vật.
2.5 Quy định đối với Mã vùng trồng đã được cấp
✅ Thường xuyên tự cập nhật các thông tin quy định mới về cấp và duy trì mã số vùng trồng.
✅ Theo dõi, ghi chép đầy đủ các tác động lên cây trồng.
✅ Khuyến khích lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu theo quy định của các nước nhập khẩu.
✅ Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về mọi sự thay đổi của mã số (diện tích, người đại diện, số hộ nông dân tham gia,...).
<h3 id="thu-hoi-huy-ma-so-vung-trong> 2.6 Thu hồi và hủy Mã số vùng trồng
⭐️ Thu hồi mã số Mã số vùng trồng sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
✔ Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông báo vi phạm không tuân thủ của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.
✔ Cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu phát hiện sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu hoặc có gian lận về việc sử dụng mã số vùng trồng đã được cấp.
✔ Mã số không đăng ký lại trước mỗi vụ thu hoạch.
✔ Mã số không đạt yêu cầu tại thời điểm giám sát định kỳ hoặc giám sát đột xuất. - Các mã số sẽ được phục hồi khi vùng trồng có biện pháp khắc phục và được Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu chấp nhận biện pháp khắc phục đó.
⭐️ Hủy mã số
✔ Tổ chức/cá nhân không có biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các trường hợp bị thu hồi mã số nêu ở mục
⭐️ TCCS 774: 2020/BVTV 11
✔ Vùng trồng đã được cấp mã số chuyển đổi loại cây trồng hoặc mục đích sử dụng so với đăng ký ban đầu của tổ chức/cá nhân.
✔ Theo đề nghị của tổ chức/cá nhân về việc không sử dụng mã số vùng trồng đã được cấp.
2.7 Lưu trữ tài liệu về Mã số vùng trồng
✅ Đối với vùng trồng được cấp mã số: Quy trình sản xuất, nhật ký canh tác, biên bản kiểm tra và giám sát vùng trồng ;
✅ Đối với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: hồ sơ đăng ký và cấp mã số, hồ sơ kiểm tra, hồ sơ giám sát vùng trồng ;
✅ Đối với Cục Bảo vệ thực vật: hồ sơ cấp mã số, hồ sơ kiểm tra, hồ sơ giám sát, báo cáo khắc phục ;
✅ Thời gian lưu trữ hồ sơ: năm (05) năm 10 Tổ chức thực hiện 10.1 Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng; thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.
Một Số Câu Hỏi Chính Về Mã Số Vùng Trồng - Giám Sát Vùng Trồng Mới Nhất 2023
Câu hỏi số 1: Xuất khẩu Nông sản vào thị trường Trung Quốc - có Yêu cầu bắt buộc phải có Mã số mã vạch (MSMV) trên hàng hóa không?
👉Trả lời: 100% phải đáp ứng theo Quy định GACC - Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc quy định về Truy xuất hàng hóa vào thị trường Trung Quốc.Đáp ứng Mã số vùng trồng, đáp ứng lệnh 248, Lệnh 249.
Câu 2: Sản phẩm Nông Sản xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam MSMV tại Việt Nam để in lên bao bì sản phẩm không?
👉Trả lời: Nếu sản phẩm xuất khẩu chưa có MSMV trên bao bì, thì doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành đăng ký MSMV tại Việt Nam và in trên nhãn phụ của sản phẩm.
Câu 3: MSMV có thể hiện xuất xứ của hàng hóa không?
👉Trả lời: MSMV không thể hiện xuất xứ của hàng hóa nhưng là căn cứ để truy xuất hàng hóa và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào Trung Quốc theo quy định.
Câu 4: Đối tượng của Mã số vùng trồng là ai?
👉 Trả lời: Tổ chức, cá nhân tự tổ chức sản xuất.Tổ chức, cá nhận liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.
Lý Do Nên Chọn TQC CGLOBAL Để Đăng Ký Mã Số Vùng Trồng - Giám Sát Vùng Trồng
✔ TQC CGLOBAL triển khai đi đầu về cung cấp Dịch vụ Tư vấn Đăng ký Mã sỗ vùng trồng, Mã số xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng tiêu chuẩn Lệnh 248, Lệnh 249 để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu Hàng Hóa sang Trung Quốc được Tổng cục Hải Quan Trung Quốc GACC quy định.
✔ TQC CGLOBAL có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, tư vấn đăng ký quy mô trên 100 nhân sự, 5 văn phòng trải rộng trên cả nước và đối tác liên kết toàn cầu tại 5 thị trường lớn: Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. TQC CGLOBAL với mục tiêu góp sức kiến tạo một nền sản xuất, dịch vụ của Việt Nam đạt chuẩn mực quốc tế bền vững.
LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC CGLOBAL
TQC CGLOBAL Hà Nội: Biệt thự C11, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 096 941 6668 ; Điện thoại: 024 6680 0338
Email: vphn@tqc.vn
TQC CGLOBAL Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0968 799 816
Email: vpdn@tqc.vn
TQC CGLOBAL Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
Email: vpsg@tqc.vn