Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Các bước triển khai áp dụng iso 14001:2015

Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận. Đồng hành, hỗ trợ chứng nhận ISO 14001:2015 với thời gian, chi phí tối ưu nhất.

Để đạt được  giấy  chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 , các doanh nghiệp cần trải qua quá trình đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng bởi chuyên gia của Trung tâm TQC Hệ thống quản lý ISO 14001:2015 cần đảm bảo  đáp ứng các yêu cầu về: Chính sách môi trường; Xác định các khía cạnh môi trường; Xác định các yêu cầu pháp luật; Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường dựa trên hoạch định rủi ro;…

trung tâm tqc iso 14001, tqc, trung tâm tqc

Bản chất của Hệ thống quản lý chất lượng nói chung và của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 nói riêng đó là:  Quy định rõ Việc  (việc gì cần làm),  rõ Người  (Ai làm, trách nhiệm, quyền hạn),  rõ Cách làm  (các bước, thao tác thực hiện công việc) và  làm thế nào  thì chuẩn hóa và viết thành quy trình/hướng dẫn thực hiện -> các Quy trình/hướng dẫn chuẩn đó đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện

Nhờ đó chủ doanh nghiệp kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo được các yêu cầu về môi trường trong doanh nghiệp được thực hiện, tiến tới nâng cao chất lượng.

Việc triển khai các bước để hoàn thiện quá trình áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 và đăng ký chứng nhận sẽ có sự tham gia của các nhân lực tại doanh nghiệp, đơn vị tư vấn/chuyên gia tư vấn (nếu có) và chuyên gia đánh giá của  Trung tâm TQC.

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 14001:2015

Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường sao cho tổ chức/doanh nghiệp có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Chính sách môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ. Việc xác định và xây dựng chính sách là phần vô cùng quan trọng giúp định hướng toàn bộ hệ thống quản lý môi trường của tổ chức/doanh nghiệp

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường:

Đây là giai đoạn Lập kế hoạch trong chu trình PDCA  (Lập kế hoạch - Triển khai - Kiểm tra - Đánh giá). Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu về môi trường mà tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm:  các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương .

- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần xác định rõ các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình. Khi xác định khía cạnh môi trường cần xem xét đến  các hoạt động, quá trình kinh doanh, đầu vào và đầu ra  có liên quan đến:  Sự phát thải vào không khí, xả thải nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng xung quanh.

- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

Bước 3. Thực hiện và điều hành :

Giai đoạn thứ ba của mô hình cung cấp các công cụ, các qui trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành hệ thống một cách bền vững. Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

- Tái cơ cấu và phân bổ trách nhiệm : Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.

- Đào tạo năng lực và nhận thứcThực hiện các nội dung đào tạo  thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy. Giảng viên có thể là thành viên của tổ chức/doanh nghiệp được đào tạo về chuyên gia đánh giá trưởng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 hoặc chuyên viên tư vấn của đơn vị tư vấn hỗ trợ.

- Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin  nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan.

- Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường:

-  Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm:  sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn công việc . Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống quản lý môi trường.

- Kiểm soát điều hành : Thực hiện các qui trình điều hành các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.

- Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp : Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại)

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:

Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiện hoạt động vận hành của hệ thống quản lý môi trường, đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước  Kiểm tra  trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

- Giám sát và đo : Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.

- Đánh giá sự tuân thủ : Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật đã định rõ.

- Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa : Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.

- Hồ sơ : thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật…

- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường : thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnhđạo cấp cao.

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới hệ thống quản lý môi trường và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này để:

- Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống ISO 14001:2015;

- Xác định tính đầy đủ;

- Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống;

- Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, các quá trình và thiết bị môi trường…

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001:2015 cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì.

Bài viết liên quan
ISO 14001 Là Gì? Tiêu Chuẩn ISO 14001:2015 Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Mới Nhất 2024 | Nhanh Chóng - Uy Tín
ISO 14001 Là Gì? Tiêu Chuẩn ISO 14001:2015 Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Mới Nhất 2024 | Nhanh Chóng - Uy Tín

⭐️ISO 14001 là gì? ✅TQC CGLOBAL triển khai chứng nhận iso 14001:2015✅ Cấp chứng nhận iso 14001 có dấu IAF Công nhận toàn cầu. Đáp ứng tiêu chuẩn chính sách môi trường năm 2024. Liên hệ ngay!

Chứng Nhận ISO 14001:2015 Đáp Ứng Yêu Cầu Nghị Định 40/2019/NĐ-CP Mới Nhất Năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín
Chứng Nhận ISO 14001:2015 Đáp Ứng Yêu Cầu Nghị Định 40/2019/NĐ-CP Mới Nhất Năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín

Nghị định 40/2019/NĐ-CP đưa ra các hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Trong đó việc triển khai, chứng nhận ISO 14001 là một trong các yêu cầu rất quan trọng mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

TQC CGLOBAL Trực Tiếp Cấp Chứng Nhận ISO 14001 - Hệ Thống Quản Lý Môi Trường - Được Tổng Cục TCĐLCL Bộ KH&CN Cấp Phép Mới Nhất Năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín
TQC CGLOBAL Trực Tiếp Cấp Chứng Nhận ISO 14001 - Hệ Thống Quản Lý Môi Trường - Được Tổng Cục TCĐLCL Bộ KH&CN Cấp Phép Mới Nhất Năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín

ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này được dịch sang tiếng Việt và ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN ISO 14001. Liên hệ ngay!

Hướng dẫn đạt Chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường
Hướng dẫn đạt Chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường

Tiêu chuẩn ISO 14001 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý môi trường giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC