Phải làm gì để áp dụng ISO 14001:2015 vào thực tế sản xuất, kinh doanh?
+ Bước 1 (liên quan đến lãnh đạo): Doanh nghiệp cần thiết lập các
chính sách môi trường (định hướng và tầm nhìn về kiểm soát môi trường cho một giai đoạn dài) và
mục tiêu môi trường (cho từng năm) và đảm bảo các chính sách và mục tiêu đó được thực hiện để từng bước nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường.
+ Bước 2 (liên quan đến các phòng ban/bộ phận): Doanh nghiệp cần xác định các
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định
các thông số/tiêu chí/chỉ tiêu môi trường cụ thể cần kiểm soát. Xây dựng các quy định và quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu giám sát môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo các cán bộ quản lý và nhân viên sẽ được cung cấp một phương pháp làm việc tốt (do có các quy trình và hướng dẫn thực hiện đã được chuẩn hóa), hiểu rõ công việc của mình phải làm gì?, hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình đối với hoạt động giữ gìn môi trường lao động, bảo vệ môi trường.
+ Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp phải
định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn/biểu mẫu đã thiết lập -> sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để cải thiện vấn đề môi trường của tổ chức (hoạt động
xem xét của lãnh đạo).
CHI TIẾT CÁC BƯỚC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 14001:2015
TT |
CÔNG ĐOẠN |
NỘI DUNG |
MÔ TẢ CÔNG VIỆC |
1. |
BƯỚC 1 |
Đào tạo cho cán bộ quản lý môi trường về ISO 14001 |
Cán bộ quản lý chất lượng nhận thức được các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001 |
2. |
BƯỚC 2 |
Xác định bối cảnh bên trong và bên ngoài của Tổ chức; nhu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về vấn đề môi trường. |
- Doanh nghiệp cần xác định rõ những vấn đề trong nội bộ tổ chức cũng như vấn đề bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát, bảo vệ môi trường;
- Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của các bên quan tâm đặc biệt là nhu cầu của khách hàng về việc đáp ứng các yêu cầu, cam kết bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp cần tuân thủ các văn bản pháp lý về môi trường có liên quan của Việt Nam. |
3. |
BƯỚC 3 |
Xác định các rủi ro/mối nguy có ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh |
Doanh nghiệp cần xác định các rủi ro (cả rủi ro bên ngoài và trong nội bộ tổ chức) có ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh |
4. |
BƯỚC 4 |
Từ các phân tích ở bước 2 và bước 3 để hoạch định Chính sách môi trường và Mục tiêu môi trường; |
- Chính sách môi trường là định hướng và tầm nhìn dài hạn về vấn đề môi trường do lãnh đạo cao nhất thiết lập.
- Mục tiêu môi trường ngắn hạn (cho từng năm) do các phòng ban xây dựng để đảm bảo từng bước nâng cao và cải thiện vấn đề môi trường |
5. |
BƯỚC 5 |
Xác định các Khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định các thông số/tiêu chí/Chỉ tiêu môi trường cụ thể |
- Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là các khía cạnh/vấn đề/nguy cơ nảy sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà có tác động tới môi trường.
- Thông số/tiêu chí/Chỉ tiêu môi trường cụ thể là các chỉ tiêu/tiêu chí cụ thể cần phải kiểm soát để đảm bảo không phát sinh các vấn đề/nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường. |
6. |
BƯỚC 6 |
Từ các phân tích ở bước 2 và bước 3, bước 5 để xây dựng các Quy trình và hướng dẫn/ biểu mẫu giám sát môi trường |
- Quy định rõ Việc (việc gì cần làm), rõ Người (Ai làm, trách nhiệm, quyền hạn), rõ Cách làm (các bước, thao tác thực hiện công việc).
- Làm thế nào thì chuẩn hóa và viết thành quy trình/hướng dẫn/ biểu mẫu thực hiện
- Tập trung vào các thông số/chỉ tiêu/tiêu chí môi trường chính cần phải kiểm soát trong quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ |
7. |
BƯỚC 7 |
Vận hành theo các Quy trình, hướng dẫn và biểu mẫu đã thiết lập |
- Các Quy trình/hướng dẫn/biểu mẫu đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện và lưu trữ bằng chứng thực hiện (các hồ sơ giám sát các chỉ tiêu/thông số môi trường – sổ tay ghi chép hay nhật ký ghi chép giám sát môi trường định kỳ);
- Thời gian vận hành phải phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh và vòng đời của sản phẩm (để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường đã được vận hành ổn định). |
8. |
BƯỚC 8 |
Đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo tuân thủ |
Các phòng ban/bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau để đánh giá việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập;
Đánh giá nội bộ thông thường được thực hiện tối thiểu 01 năm/lần. |
9. |
BƯỚC 9 |
Lãnh đạo cao nhất tiến hành họp để xem xét tổng thể việc vận hành hệ thống quản lý môi trường (gọi là xem xét của lãnh đạo) |
Kết quả của cuộc đánh giá nội bộ được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết (về con người, trang thiết bị, quy trình/hướng dẫn) để chính thức phê duyệt vận hành hệ thống quản lý môi trường, nâng cao và cải thiện các vấn đề về môi trường |
10. |
BƯỚC 10 |
Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận có năng lực |
Để khẳng định việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu của ISO 14001 doanh nghiệp phải đăng ký và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định và có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế. |
XEM THÊM:
Chứng nhận ISO 14001:2015 – Vì sao nên lựa chọn dịch vụ chứng nhận của TQC?