MỤC TIÊU
- Nâng cao độ an toàn cho sản phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ giấy thông hành khi tiếp cận sản phẩm hàng hóa/dịch vụ đến với các thị trường có yêu cầu công nhận của GFSI (Global Food Safety Initiative – Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu, là một bộ phận của Diễn đàn hàng tiêu dùng và sự hợp tác của các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ thực phẩm toàn cầu.) Như: EU, Úc, Mỹ……
- Đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống đáp ứng đầy đủ sự phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC và tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan, với chi phí đầu tư hợp lý.
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN BRC FOOD ISSUE 8
Tổ chức phải áp dụng hai hệ thống cơ bản (hay yêu cầu cơ sở của tiêu chuẩn):
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Theo yêu cầu số 2 của tiêu chuẩn
- Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ( Ví dụ: ISO 9001, ISO 22000...)
Theo yêu cầu số 3 của tiêu chuẩn
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI BRC TẠI DOANH NGHIỆP
Bước 1: Khảo sát thực tế:
Chuyên gia đánh giá thực trạng của tổ chức bao gồm: điều kiện cơ sở sản xuất, trang thiết bị, máy móc, quá trình sản xuất, các hệ thống doanh nghiệp đang áp dụng, hồ sơ/trình độ nhân sự.
- Tư vấn cách bố trí mặt bằng nhà máy, dòng chảy các quá trình sản xuất và lối di chuyển của nhân sự tham gia sản xuất.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các hệ thống tại doanh nghiệp (nếu có): HACCP, ISO 9001, ISO 22000...
- Hướng dẫn thành lập ban dự án BRC chuẩn bị cho việc triển khai các giai đoạn tiếp theo (có thể kế thừa nhân sự từ đội HACCP, ban ISO...)
Bước 2: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn BRC Food:
Từ thông tin khảo sát, chuyên gia sẽ tiến hành đào tạo cho các nhân sự liên quan những nội dung:
- Giới thiệu tiêu chuẩn BRC Food issue 8.
- Nội dung các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Hướng dẫn triển khai yêu cầu tiêu chuẩn.
- Đưa ra các ví dụ để cải tiến, sửa chữa hoặc thay đổi hiện trạng của tổ chức.
- Trao đổi các kinh nghiệm liên quan đến các nội dung doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi có tiếp đón các đoàn đánh giá của khách hàng, tổ chức chứng nhận hoặc các tổ chức theo chỉ định của quốc gia nhập khẩu.
- Học viên tham dự được cấp chứng chỉ đào tạo nhận thức tiêu chuẩn BRC Food.
Bước 3: Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống tài liệu:
- Chuyên gia hỗ trợ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ và theo dõi tiến độ thực hiện của ban dự án.
- Chuyên gia hướng dẫn cho các thành viên ban dự án soạn các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu theo yêu cầu của tiêu chuẩn BRC Food; định hướng tích hợp các hệ thống tài liệu để đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, dễ quản lý.
- Chuyên gia sẽ đưa ra các mẫu, ví dụ điển hình từ các tổ chức đã áp dụng thành công BRC để giúp cho nhân sự của doanh nghiệp dễ hiểu, dễ tiếp cận và tận dụng được các cơ hội cũng như kiểm soát được các rủi ro trong quá trình áp dụng.
Bước 4: Hướng dẫn ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu:
- Sau khi tài liệu hệ thống được các phòng ban/bộ phận chấp thuận, chuyên gia hướng dẫn các thành viên đại diện từng phòng ban ban hành hệ thống tài liệu.
- Hướng dẫn và cùng tham gia thẩm định lại các quy trình, quy định, điều kiện để vận hành BRC.
- Hướng dẫn vận hành thử hệ thống trong khoảng thời gian nhất định.
Bước 5: Đào tạo chuyên gia và thực hiện đánh giá nội bộ lần thứ nhất:
- Đánh giá nội bộ là một công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý nhằm tự kiểm tra và hoàn thiện hệ thống BRC, thực hiện công tác giám sát, đánh giá và duy trì việc áp dụng BRC.
- Sau khi khách hàng vận hành hệ thống tài liệu được một thời gian nhất định, chuyên gia thống nhất lịch và tiến hành đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ cho doanh nghiệp.
- Trong quá trình đào tạo kết hợp thực hành đánh giá nội bộ tại một số phòng ban/bộ phận, chuyên gia tham dự với vai trò giám sát quá trình tự đánh giá hoặc tham gia vào làm thành viên đánh giá tại doanh nghiệp.
Bước 6: Hướng dẫn hành động khắc phục và phòng ngừa:
- Từ các phát hiện sự không phù hợp qua việc đánh giá nội bộ lần thứ nhất, chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp điều tra và lập hồ sơ:
- Văn bản hóa một cách rõ ràng về sự không phù hợp xảy ra liên quan đến rủi ro an toàn, tính hợp pháp hoặc chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá hậu quả của sự không phù hợp.
- Đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
- Lập kế hoạch và thời gian thích hợp cho các hành động khắc phục, phân công người phụ trách.
- Thẩm tra việc thực hiện các hành động khắc phục và tính hiệu lực của nó.
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp và thực hiện các hành động cần thiết để ngăn ngừa tái diễn.
Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ lần thứ hai (Nếu cần thiết)
- Sau khi đã khắc phuc xong sự không phù hợp của lần đánh giá thứ nhất, nếu xét thấy cần thiết thì chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp nên đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo tính hiệu quả của các hành động khắc phục của lần đánh giá đầu tiên.
- Học viên tham dự khóa đào tạo sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của tổ chức giúp duy trì hệ thống cho tổ chức một cách hiệu quả và được cấp chứng nhận chuyên gia đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn BRC Food.
Bước 8: Đăng ký chứng nhận BRC
- Sau khi đã khắc phục toàn bộ các điểm không phù hợp qua đánh giá nội bộ lần 1 và lần 2 (nếu có). Chuyên gia và ban dự án đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống, quyết định thời gian đánh giá chứng nhận.
- Chuyên gia hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ thực hiện đăng ký chứng nhận hệ thống với tổ chức chứng nhận.
Bước 9: Đánh giá chứng nhận chính thức:
Tổ chức đánh giá lập chương trình và chuyên gia đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn BRC Food.
Bước 10: Hỗ trợ sau đánh giá và bàn giao kết quả thực hiện dự án, cấp giấy chứng nhận.
- Sau khi doanh nghiệp được đánh giá chứng nhận, nếu có điểm không phù hợp hoặc kiến nghị cải tiến cần khắc phục ngay thì chuyên gia phụ trách dự án có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục và hoàn chỉnh hệ thống tài liệu theo các yêu cầu sửa đổi/bổ sung hoặc kiến nghị cải tiến của đoàn đánh giá.
- Chuyên gia bàn giao kết quả thực hiện cho ban dự án tiếp tục duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn BRC Food.
TQC CAM KẾT ĐỒNG HÀNH CÙNG KHÁCH HÀNG ĐỂ THIẾT LẬP
VÀ DUY TRÌ THÀNH CÔNG BRC.
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHỨNG NHẬN BRC
TQC với năng lực chuyên môn sâu được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN chỉ định chứng nhận ISO 22000, HACCP, ISO 9001, ISO 14001, ISO 13485, ISO 45001, OHSAS 18001…và chứng nhận hợp chuẩn cho hơn 500 loại sản phẩm, đồng thời TQC chuyên đào tạo, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế được GFSI thừa nhận toàn cầu như FSSC 22000, BRC, IFS, SQF, GLOBALG.A.P., BAP. , do đó thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ các khách hàng đạt được chứng chỉ chứng nhận BRC.
Với phương châm “Chuẩn mực – Đúng hẹn – Thân thiện – Chuyên nghiệp”, TQC đặt chất lượng dịch vụ và yếu tố đúng hẹn lên hàng đầu. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn được TQC song hành, hỗ trợ tối đa và đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình hoàn thiện thủ tục, đăng ký và hỗ trợ trong quá trình chứng nhận đạt chứng nhận BRC.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ DỊCH VỤ
|
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC
HOTLINE HỖ TRỢ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:
Miền Bắc: 096 941 6668 / Miền Trung: 0968 799 816 / Miền Nam: 0988 397 156
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338
Email: vphn@tqc.vn
Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 2, Tòa nhà VINADCO BUILDING, Số 01-03 Hồ Quý Ly, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0968 799 816
Email: vpdn@tqc.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
Email: vpsg@tqc.vn