Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

ISO 45001 và OHSAS 18001 đều là Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tuy nhiên hai tiêu chuẩn này khác biệt nhau ở Cơ quan ban hành, tính phổ biến cũng như các định hướng cho một Tiêu chuẩn được thừa nhận toàn cầu và dễ dàng tích hợp với các Tiêu chuẩn khác

CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA OHSAS VÀ ISO 45001

ohsas và iso 45001 tại trung tâm tqc, tqc

 

ISO 45001:2018

OHSAS 18001:2007

Cơ quan ban hành

Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org/) ban hành

Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành

Năm ra đời

2018

1999 (phiên bản đầu tiên)

Phạm vi

Tiêu chuẩn Quốc tế, phổ biến và áp dụng rộng rãi trong 165 nước thành viên của Ủy ban ISO

Tiêu chuẩn của Nước Anh, được phổ biến ra các nước khác

Cấu trúc Tiêu chuẩn

ISO 45001 được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc ISO cao, chặt chẽ - còn gọi là ISO High Level Structure (HLS), áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn ISO

Không có cấu trúc High Level Structure

Xác định bối cảnh

Bối cảnh hoạt động: Điều khoản 4.1, ISO 45001 yêu cầu tổ chức xác định rõ bối cảnh bên ngoài và bối cảnh nội bộ, đây là một yêu cầu mới, tiến bộ để đảm bảo doanh nghiệp nhận thức được thực tại của chính doanh nghiệp từ đó thiết lập được một hệ thống phù hợp ngay từ ban đầu.

Không có

Xác định rõ nhu cầu và mong đợi của người lao động

Điều khoản 4.2, ISO 45001 giới thiệu việc tập trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động và sự tham gia của người lao động khi hoạch định hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Điều này là để xác định chính xác nhu cầu từ người lao động và thiết lập các biện pháp quản lý, kiểm soát vừa hiệu quả vừa thiết thực, không quan liêu.

Có hướng vào nhu cầu và mong đợi của người lao động tuy nhiên các điều khoản trong Tiêu chuẩn chưa nêu rõ

Sự tham gia và tham vấn của người lao động

Điều khoản 5.4, nêu rõ các yêu cầu về việc cần có sự tham gia và tham vấn của người lao động ngay từ khi hoạch định các biện pháp kiểm soát, thực thi, theo dõi, đo lường hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Có nêu ở khoản 4.4.3, tuy nhiên không nêu được các yêu cầu cụ thể chi tiết như các yêu cầu trong khoản 5.4 của ISO 45001

Quản lý rủi ro và cơ hội

Các điều khoản 6.1.1, 6.1.2.3, 6.1.4 đưa ra các yêu cầu về nhận diện rủi ro, cơ hội và hoạch định các quá trình để hạn chế rủi ro phát sinh, tận dụng được cơ hội. Doanh nghiệp phải xác định, xem xét và, khi cần thiết thực hiện các hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) tới mục tiêu đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã thiết lập.

Quản lý cơ hội không được nhắc đến và chưa nêu rõ việc hoạch định kiểm soát các rủi ro ngay từ khi thiết lập, hoạch định hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Cam kết của  lãnh đạo

Khoản 5.1, ISO 45001 đã nhấn mạnh hơn vào sự tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của lãnh đạo cao nhất.

Chưa có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra các cam kết về tính hiệu quả của hệ thống, cũng như đảm bảo lãnh đạo sâu sát với hệ thống

(Theo tài liệu đào tạo của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC)

Bài viết liên quan
Chứng nhận ISO 45001 là gì ? Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2024 | Nhanh chóng - Uy tin
Chứng nhận ISO 45001 là gì ? Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2024 | Nhanh chóng - Uy tin

⭐️ ISO 45001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org/) ✅Ban hành, Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn là ISO 45001:2018 ✅ Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu, được chính thức ban hành ngày 12/3/2018. Liên hệ ngay

Đào tạo, Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín
Đào tạo, Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín

Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp - ISO 45001:2018 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 với nhiều cải tiến giúp tăng khả năng đồng bộ với các hệ thống quản lý khác như: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,...sẽ giúp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn khi triển khai công việc của các vị trí trong doanh nghiệp. Phiên bản hiện tại của ISO 45001 là ISO 45001:2018.

TQC trực tiếp cấp Chứng chỉ Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Được Tổng cục TCĐLCL Bộ KH&CN cấp phép
TQC trực tiếp cấp Chứng chỉ Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Được Tổng cục TCĐLCL Bộ KH&CN cấp phép

Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp - ISO 45001:2018 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 với nhiều cải tiến giúp tăng khả năng đồng bộ với các hệ thống quản lý khác như: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,...sẽ giúp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn khi triển khai công việc của các vị trí trong doanh nghiệp. Phiên bản hiện tại của ISO 45001 là ISO 45001:2018.

Hướng dẫn chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001:2018
Hướng dẫn chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001:2018

Trung tâm TQC đưa ra hướng dẫn chuyển đổi hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp từ phiên bản OHSAS 18001:2007 sang phiên bản mới ISO 45001:2018. ISO 45001:2018 được phát triển từ OHSAS 18001 với khả năng đồng bộ cao với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001 giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng, vận hành để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC