Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Hướng dẫn chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001:2018

Trung tâm TQC đưa ra hướng dẫn chuyển đổi hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp từ phiên bản OHSAS 18001:2007 sang phiên bản mới ISO 45001:2018. ISO 45001:2018 được phát triển từ OHSAS 18001 với khả năng đồng bộ cao với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001 giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng, vận hành để đạt được hiệu quả cao nhất.

ISO 45001:2018 và OHSAS 18001 đều là Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp do đó việc chuyển đổi từ việc áp dụng hệ thống cũ theo OHSAS 18001 sang hệ thống mới ISO 45001 không gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp chỉ cần nắm vững những điểm khác biệt giữa hai tiêu chuẩn để thiết lập các hồ sơ, quy trình đáp ứng các yêu cầu mới theo ISO 45001

CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001 SANG ISO 45001

1. Doanh nghiệp đã áp dụng OHSAS 18001 thì liệu có phải bắt buộc chuyển đổi sang áp dụng Tiêu chuẩn mới theo ISO 45001?

Cho đến nay việc Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 theo dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn, hay sẽ được áp dụng song song với tiêu chuẩn OHSAS hay không vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp được chứng nhận OHSAS 18001 bởi các Tổ chức chứng nhận được công nhận bởi Diễn đàn công nhận quốc tế IAF, thì tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay đã được xác nhận là sẽ thay thế OHSAS 18001 và các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 3 năm 2021.

trung tâm tqc chứng nhận iso 45001

2. Các yếu tố chính cần tiếp cận?

Để chuyển đổi từ hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001 sang ISO 45001 tại doanh nghiệp cần tiếp cận vào yếu tố chính là Hệ thống đã có và sự tuân thủ. Doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất hệ thống của mình: từ triết lý của hệ thống; các khái niệm và chuẩn mực của hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các Quá trình của hệ thống để nhận diện, đánh giá và kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu An toàn Sức khỏe và Nghề nghiệp phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó là sự cần thiết nâng cao ý thức Tuân thủ các yêu cầu, quy định của pháp luật liên quan như Luật:  An toàn, vệ sinh lao động, Phòng cháy chữa cháy, Hóa chất, Môi trường, Lao động, Bảo hiểm, Giao thông, Xây dựng, An toàn điện, An toàn bức xạ, Bảo hộ Lao động, Sức khỏe nghề nghiệp, Y tế...Khi doanh nghiệp bạn đã điều chỉnh tất cả dữ liệu cho các công cụ của OHSAS 18001, doanh nghiệp có thể sử dụng lại hầu hết những gì đã có trong hệ thống quản lý mới của mình theo ISO 45001.

3. Các bước thực hiện chuyển đổi?

Trước khi chuyển đổi cần phải hiểu sự khác biệt chính giữa hai tiêu chuẩn OHSAS 18001 và ISO 45001 (chi tiết xem bài viết: Điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS tại đây)

Tổ chức khác nhau sẽ có những bước thực hiện chuyển đổi khác nhau. Dưới đây, là một số bước chính, trọng tâm để các doanh nghiệp có thể thực hiện việc chuyển đổi.

- Bước 1Làm quen với Tiêu chuẩn ISO 45001 mới, các thuật ngữ có thể bị thay đổi, và công ty có thể tìm thấy điều này trong phần Thuật ngữ, định nghĩa của ISO 45001.

- Bước 2: Thấu hiểu các điều khoản yêu cầu mới đặc biệt là các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, hoạch định các rủi ro và cơ hội; sự tham gia và tham vấn của người lao động khi thiết lập hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch triển khai – kế hoạch đào tạo chuyển đổi.

- Bước 4: Tổ chức truyền đạt nhận thức cho người lao động và các bên liên quan có tác động đến hiệu lực hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.

- Bước 5: Cập nhật hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mới.

- Bước 6: Xác nhận hiệu lực vận hành hệ thống thông qua các hoạt động như đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.

- Bước 7: Đánh giá chứng nhận theo Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 để chứng tỏ sự đáp ứng cũng như cung cấp bằng chứng cho việc hoàn thành chuyển đổi.

(Theo tài liệu đào tạo của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC)

Bài viết liên quan
Chứng nhận ISO 45001 là gì ? Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2024 | Nhanh chóng - Uy tin
Chứng nhận ISO 45001 là gì ? Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2024 | Nhanh chóng - Uy tin

⭐️ ISO 45001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org/) ✅Ban hành, Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn là ISO 45001:2018 ✅ Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu, được chính thức ban hành ngày 12/3/2018. Liên hệ ngay

Đào tạo, Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín
Đào tạo, Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 2023 | Nhanh Chóng - Uy Tín

Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp - ISO 45001:2018 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 với nhiều cải tiến giúp tăng khả năng đồng bộ với các hệ thống quản lý khác như: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,...sẽ giúp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn khi triển khai công việc của các vị trí trong doanh nghiệp. Phiên bản hiện tại của ISO 45001 là ISO 45001:2018.

TQC trực tiếp cấp Chứng chỉ Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Được Tổng cục TCĐLCL Bộ KH&CN cấp phép
TQC trực tiếp cấp Chứng chỉ Chứng nhận ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Được Tổng cục TCĐLCL Bộ KH&CN cấp phép

Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp - ISO 45001:2018 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 với nhiều cải tiến giúp tăng khả năng đồng bộ với các hệ thống quản lý khác như: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,...sẽ giúp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn khi triển khai công việc của các vị trí trong doanh nghiệp. Phiên bản hiện tại của ISO 45001 là ISO 45001:2018.

Điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001
Điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

ISO 45001 và OHSAS 18001 đều là Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tuy nhiên hai tiêu chuẩn này khác biệt nhau ở Cơ quan ban hành, tính phổ biến cũng như các định hướng cho một Tiêu chuẩn được thừa nhận toàn cầu và dễ dàng tích hợp với các Tiêu chuẩn khác

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC