Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Quy trình chăn nuôi ong theo phương pháp hữu cơ

Để sản phẩm mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, … được chứng nhận là thực phẩm chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ chủ trang trại cần tuân thủ theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015 tương đương Tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế Codex “CAC/GL 32-1999, Rev. 2013”.

- ĐĂNG KÝ nhận các Hướng dẫn sản xuất cho từng loại nông sản hữu cơ tại đây!

Tóm lược một số nguyên tắc chính cần áp dụng trong chăn nuôi ong hữu cơ theo Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015 như sau:
1. Nuôi ong là một hoạt động quan trọng trong góp phần nâng cao môi trường và sản xuất nông lâm nghiệp qua hoạt động thụ phấn của ong.
2. Việc xử lý và quản lý các tổ ong cần tuân theo các nguyên tắc của trang trại hữu cơ.
3. Vùng hoạt động của ong phải đủ rộng nhằm cung cấp đủ các dinh dưỡng thích hợp và tiếp cận được với nguồn nước.
4. Các nguồn tự nhiên về mật hoa, dịch ngọt và phấn hoa nhưng quan trọng là từ các cây trồng theo phương pháp hữu cơ và/hoặc từ thực vật hoang dại.
5. Sức khỏe của ong cần dựa trên cơ sở phòng bệnh bằng cách chọn đủ giống, môi trường thuận lợi, chế độ ăn cân đối và tập quán chăn nuôi thích hợp.
6. Các tổ ong cơ bản được làm từ các vật liệu thiên nhiên không có nguy cơ về ô nhiễm môi trường hoặc nhiễm bẩn các sản phẩm từ ong.
7. Khi đặt ong ở các vùng hoang dại cần chú ý xem xét đến quần thể côn trùng bản địa.

Xác định vùng đặt tổ ong

8. Tổ ong đặt ở vùng đất đã được canh tác và/hoặc vùng thực vật hoang dại phải tuân theo các quy tắc về sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
9. Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) có thể phê duyệt các vùng thích hợp dựa trên các thông tin được người thực hiện cung cấp và/hoặc qua quá trình kiểm tra để bảo đảm dịch ngọt, mật hoa và phấn hoa.
10. Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) có thể phê duyệt một vùng đặc biệt có bán kính tính từ tổ ong, trong vùng đó ong có thể tiếp cận nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ này.
11. Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) sẽ xác định các vùng đặt tổ ong đã đáp ứng các yêu cầu này, vùng này không được gần các nguồn có khả năng gây ô nhiễm từ các chất nhiễm bẩn bị cấm, các sinh vật biến đổi gen hoặc các chất làm ô nhiễm môi trường.

Cho ong ăn

12. Vào mùa sản xuất mật kết thúc, các tổ ong phải có lượng mật và phấn hoa dự trữ dồi dào nhằm giúp đàn ong sống qua thời kỳ nghỉ đông.
13. Có thể phải cho đàn ong ăn để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn tạm thời do khí hậu hoặc do các trường hợp đặc biệt khác. Trong những trường hợp như vậy nên dùng mật ong hoặc đường được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, nếu có. Tuy nhiên Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) có thể cho phép dùng mật ong hoặc đường không được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Cần đặt giới hạn thời gian cho thời kỳ này. Việc cho ăn như vậy chỉ thực hiện giữa thời kỳ cuối vụ thu hoạch mật và bắt đầu mùa tới khi đã có nhiều mật hoa hoặc dịch ngọt.

Thời kỳ chuyển đổi

14. Các sản phẩm ong có thể bán như sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ khi đã tuân thủ theo tiêu chuẩn này ít nhất là một năm. Trong thời kỳ chuyển đổi, sáp ong phải được thay thế bởi sáp ong theo phương pháp hữu cơ. Trong trường hợp không thể thay thế trong thời kỳ một năm, thì Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) có thể kéo dài thời kỳ chuyển đổi. Bằng cách làm giảm bớt các yêu cầu trên khi không sẵn có sáp ong sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sáp ong từ các nguồn không theo đúng tiêu chuẩn này có thể được Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) cho phép lấy từ các mũ ong hoặc từ các nơi không dùng các vật liệu bị cấm dùng.
15. Việc thay thế sáp ong là không cần thiết đối với những nơi trước đây không dùng các vật liệu bị cấm dùng.

Nguồn gốc đàn ong

16. Đàn ong có thể được chuyển đổi sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ong được chuyển đổi phải từ các đơn vị sản xuất theo phương pháp hữu cơ, khi sẵn có.
17. Khi chọn giống ong phải tính đến khả năng thích nghi của ong với các điều kiện tại địa phương, sức sống và khả năng kháng bệnh của ong.

Sức khỏe của ong

18. Sức khỏe của đàn ong phải được duy trì bằng thực hành nông nghiệp tốt có lưu ý đến phòng bệnh qua việc chọn giống và quản lý tổ ong. Bao gồm:
a) dùng con giống chịu đựng tốt và thích nghi với các điều kiện ở địa phương;
b) thay mới ong chúa, nếu cần;
c) thường xuyên làm sạch và khử trùng dụng cụ;
d) thường xuyên thay mới sáp ong;
e) trong tổ ong luôn có sẵn phấn hoa và mật ong;
f) kiểm tra tổ ong một cách hệ thống để phát hiện các bất thường;
g) kiểm tra một cách có hệ thống các lứa ong đực non mới sinh trong tổ;
h) chuyển các tổ ong bị bệnh đến vùng cách ly, nếu cần; hoặc
i) tiêu hủy các đàn ong và vật liệu bị ô nhiễm.
19. Để kiểm soát các loài dịch hại và dịch bệnh, được phép dùng các chất sau:
- axit axetic, axit oxalic, axit lactic
- axit formic
- lưu huỳnh
- các tinh dầu ete tự nhiên (ví dụ tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu long não)
- Bacillus thuringiensis
- hơi nước và ngọn lửa trực tiếp.
20. Khi các biện pháp phòng ngừa không đem lại hiệu quả, có thể dùng các thuốc thú y với điều kiện:
a) tốt nhất là nên dùng liệu pháp thực vật hoặc liệu pháp vi lượng đồng căn để xử lý, và
b) nếu dùng các thuốc thuộc liệu pháp tổng hợp hóa học để chữa bệnh, thì các sản phẩm ong không được bán như sản phẩm theo phương pháp hữu cơ. Đàn ong được chữa bệnh phải đặt tại vị trí cách ly và phải trải qua thời kỳ chuyển đổi là một năm. Toàn bộ sáp ong phải được thay thế bởi sáp phù hợp với tiêu chuẩn này, và
c) mỗi lần chữa bệnh cho ong, bác sỹ thú y phải lập hồ sơ rõ ràng.
21. Trong thực hành diệt trừ các con đực non, chỉ được dùng Varroa jacobsoni.

Quản lý

22. Các tầng ong làm bằng sáp phải được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
23. Cấm diệt trừ ong trong các tầng khi coi đó là cách để thu hoạch các sản phẩm ong.
24. Cấm làm tổn thương ong như cắt cụt cánh ong chúa.
25. Cấm dùng hóa chất tổng hợp trong thời gian khai thác mật.
26. Phải giữ giảm thiểu việc xông khói. Các vật liệu tạo khói từ tự nhiên hoặc từ các vật liệu đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được chấp nhận.
27. Nên duy trì nhiệt độ ở mức thấp nhất có thể trong quá trình khai thác mật và chế biến các sản phẩm từ ong nuôi.

Lưu giữ hồ sơ

28. Người thực hiện phải duy trì hồ sơ chi tiết và được cập nhật, hồ sơ giám sát trong quá trình chăn nuôi hữu cơ từ khâu giống, chăm sóc, vận chuyển đàn ong và thu hoạch sản phẩm ong.
Phải duy trì các bản đồ mô tả địa điểm đặt tất cả các tổ ong.
Bài viết liên quan
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP

Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ
Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ

Bản tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 được biên dịch từ tiêu chuẩn quốc tế CODEX CAC/GL 32:1999 soát xét 2007 sửa đổi 2013

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC