Được phát triển để xác minh tính chính xác của hàm lượng vật liệu hữu cơ cho ngành dệt may và các sản phẩm có chứa thành phần hữu cơ. Chứng nhận OCS không chỉ là một yếu tố cần thiết để nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín vững chắc trên thị trường quốc tế. TQC là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận OCS uy tín tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp của bạn đáp ứng yêu cầu chất lượng của tiêu chuẩn và ghi dấu ấn mạnh mẽ với đối tác, khách hàng.
Tổng quan về chứng nhận OCS
Chứng nhận OCS là gì?
Chứng nhận OCS (Organic Content Standard) là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển để xác minh và đảm bảo tính chính xác của hàm lượng nguyên liệu hữu cơ trong các sản phẩm. Tiêu chuẩn này được quản lý bởi tổ chức Textile Exchange, áp dụng chủ yếu cho các sản phẩm dệt may có chứa nguyên liệu hữu cơ như bông, lanh, hoặc các loại sợi tự nhiên khác. OCS giúp xác minh chuỗi cung ứng từ khâu thu hoạch đến giai đoạn sản xuất và đóng gói cuối cùng, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm có chứa một tỷ lệ chính xác thành phẩn hữu cơ, được ghi nhận rõ ràng trên nhãn mác.
Sự khác nhau giữa OCS 100 và OCS Blended
OCS 100 và OCS Blended là hai nhãn hiệu của tiêu chuẩn Organic Content Standard (OCS). Cả 2 nhãn đều nhằm xác nhận tỷ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm nhưng khác nhau ở mức phần trăm hữu cơ. Cụ thể như sau:
-
OCS 100: Áp dụng cho các sản phẩm có thành phần hữu cơ từ 95% đến 100%.
-
OCS Blended: Áp dụng cho các sản phẩm có thành phần hữu cơ từ 5% đến dưới 95%.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn OCS
Chứng nhận OCS áp dụng cho các tổ chức và sản phẩm có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có thành phần hữu cơ. Dưới đây là những đối tượng chính có thể áp dụng tiêu chuẩn OCS:
-
Doanh nghiệp dệt may: Các công ty trong chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ từ thu gom, sơ chế vật liệu hữu cơ đến cơ sở sản xuất sản phẩm có thành phần hữu cơ và bán lẻ.
-
Nhà cung cấp nguyên liệu thô hữu cơ: Các nông trại được chứng nhận hữu cơ theo các chương trình đã được công nhận trên thế giới.
-
Nhà phân phối và bán lẻ: Đảm bảo nguồn sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ.
-
Doanh nghiệp nhập khẩu/xuất khẩu: Chứng minh tính minh bạch và tuân thủ quy chuẩn quốc tế.
Lý do nên sử dụng dịch vụ chứng nhận OCS tại TQC
Việc tự đạt chứng nhận OCS có thể là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, vì vậy, TQC cung cấp dịch vụ chứng nhận OCS trọn gói, chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành quy trình này. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp nên chọn TQC:
-
Chứng nhận quốc tế: Chứng nhận OCS của TQC được cấp bởi GSCI (Global Sustainability Certification & Inspection Services) – đối tác liên kết quốc tế uy tín, đảm bảo giá trị công nhận toàn cầu cho sản phẩm của doanh nghiệp.
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may và tái chế, đội ngũ chuyên gia của TQC nắm rõ yêu cầu của tiêu chuẩn OCS, tối ưu hóa quy trình để mang lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả.
-
Dịch vụ trọn gói và quy trình minh bạch: TQC hỗ trợ từ tiếp nhận đăng ký, khai thác thông tin, tổ chức đánh giá đến cung cấp báo cáo chi tiết. Các giai đoạn được thực hiện nhanh chóng và minh bạch, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình.
-
Đánh giá chính xác và toàn diện: Chuyên gia của TQC sẽ đánh giá hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, hoàn thiện báo cáo chứng nhận OCS chi tiết, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
-
Dịch vụ liên quan đồng bộ: TQC cung cấp các chứng nhận khác như RCS, GRS và đào tạo WRAP, giúp doanh nghiệp lựa chọn chứng nhận đồng bộ để tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng quốc tế.
-
Tối ưu chi phí: TQC cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt chứng nhận OCS hiệu quả mà không lo phát sinh chi phí không cần thiết.
Quy trình chứng nhận OCS
Quy trình chứng nhận OCS với tổ chức Quốc tế liên kết cùng TQC - GSCI được thực hiện qua 5 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận đăng ký
TQC tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận OCS của doanh nghiệp và gửi cho đơn vị liên kết đánh giá của TQC là GSCI.
Bước 2: Khai thác thông tin
Thu thập thông tin về sản phẩm, tài liệu, quy trình sản xuất.
Bước 3: Tổ chức đánh giá
Đoàn chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ và thực tế tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Bước 4: Hoàn thiện báo cáo
Lập báo cáo đánh giá OCS chi tiết, nêu rõ kết quả và điểm cần cải tiến.
Bước 5: Cấp chứng nhận
Nếu đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ nhận chứng nhận OCS được cấp bởi GSCI - đối tác liên kết của TQC.
Bước 6: Giám sát và tái đánh giá
Thực hiện giám sát định kỳ và tái đánh giá để đảm bảo doanh nghiệp duy trì tiêu chuẩn.
Tại sao doanh nghiệp cần sở hữu chứng nhận OCS
Sở hữu chứng nhận OCS, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích vượt trội sau:
-
Tăng cường uy tín thương hiệu: Chứng nhận OCS khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu hữu cơ, từ đó nâng cao uy tín và độ tin cậy với khách hàng và đối tác.
-
Mở rộng thị trường: Sở hữu chứng nhận OCS giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, nơi yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, từ đó gia tăng cơ hội xuất khẩu.
-
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm hữu cơ và bền vững. Chứng nhận OCS giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng có ý thức về môi trường và sức khỏe.
-
Cải tiến quy trình sản xuất: Để đạt chứng nhận OCS, doanh nghiệp phải cải tiến quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí.
-
Khả năng cạnh tranh: Chứng nhận OCS giúp doanh nghiệp nổi bật trong ngành, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ không có chứng nhận.
-
Tăng cường cam kết về bền vững: Sở hữu chứng nhận OCS thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội.
-
Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Chứng nhận OCS giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến sản phẩm hữu cơ, giảm thiểu rủi ro về pháp lý và tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Một số câu hỏi thường gặp về chứng nhận OCS
Chi phí cho dịch vụ chứng nhận OCS là bao nhiêu?
Chi phí chứng nhận OCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và phạm vi của doanh nghiệp. TQC sẽ cung cấp báo giá cụ thể sau khi tiếp nhận đăng ký của quý khách hàng.
Doanh nghiệp có thể đăng ký chứng nhận OCS cho nhiều sản phẩm cùng lúc không?
Có, doanh nghiệp có thể đăng ký cho nhiều sản phẩm.
Doanh nghiệp cần lưu trữ tài liệu nào trong suốt thời gian chứng nhận OCS?
Tài liệu liên quan đến sản xuất, nguyên liệu và báo cáo đánh giá.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN TQC
TQC Hà Nội: Biệt thự C11, Khu Pandora, số 53 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338
Email: vphn@tqc.vn
TQC Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0968 799 816
Email: vpdn@tqc.vn
TQC Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
Email: vpsg@tqc.vn