Chủ đề về tính bền vững ngày càng được quan tâm trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, bao gồm cả dệt may. Có rất nhiều tiêu chuẩn, sáng kiến về dệt may bền vững được ra đời để đáp ứng yêu cầu thị trường, trong đó không thể không kể để SFP - Chương trình sợi bền vững.
Chương trình Sợi Bền vững SFP là gì?
Sustainable Fibre Programme (SFP) - Chương trình sợi bền vững là chương trình thuộc sở hữu của Control Union. Chương trình này tập trung nhiều vào các yêu cầu về xã hội, kinh tế và môi trường của địa phương, khu vực trồng trọt và các công đoạn chế biến.
SFP sử dụng các nguyên tắc nông nghiệp, chăn nuôi hữu cơ và chuyển chúng thành các thực hành bền vững và có thể đạt được rộng rãi hơn, bao gồm cả giai đoạn chuyển đổi (một khái niệm nổi tiếng trong các chương trình chứng nhận hữu cơ).
Chương trình Sợi bền vững xem xét toàn bộ chuỗi hành trình sản phẩm, từ sợi đến bán lẻ, thông qua việc sử dụng chứng chỉ phạm vi (SC) và chứng chỉ giao dịch (TC). Nó cũng có các thông số chất lượng sợi, giúp dễ dàng xác định được sự nhiễm bẩn đối với sợi không bền vững bằng phân tích trong phòng thí nghiệm.
Mục tiêu SFP
Mục tiêu của SFP được xây dựng để kết nối ngành thời trang và ngành sợi lại gần nhau. Tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua bảo toàn sinh kế và phục lợi cho người lao động thời giám thiểu các tác động đến môi trường.
Chương trình SFP đề cập
Tiêu chuẩn này đề cập đến 3 trụ cột: Môi trường - Xã hội - Kinh tế
-
Phúc lợi về quyền lao động và hệ thống định giá công bằng.
-
Các mối quan tâm về môi trường bao gồm: giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng, tiết kiệm nước và năng lượng, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh và tốt hơn.
-
Thu lợi nhuận một cách công bằng, minh bạch, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Đối tượng tham gia chương trình SFP
Xã hội dân sự: bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào phục vụ lợi ích công cộng và lợi ích chung liên quan đến chuỗi cung ứng sợi.
-
Tổ chức sản xuất: bất kỳ tổ chức nào làm việc hoặc đại diện cho các nhà sản xuất sợi
-
Sợi tự nhiên của nông nghiệp: thân, rễ, hoa, lá...
-
Sợi có nguồn gốc động vật: sợi len cừu
-
Sợi tự nhiên từ côn trùng: tơ tằm
-
Các nhà cung cấp và nhà sản xuất: bất kỳ tổ chức thương mại nào trong chuỗi cung ứng sợi ngoài nông trại và trước khi bán lẻ: từ mua, bán và cung cấp tài chính đến sản xuất sợi.
-
Nhà bán lẻ và Thương hiệu: bất kỳ hàng tiêu dùng nào có nguồn gốc từ sợi.
Lợi ích của chương trình SFP
Thúc đẩy chất lượng
Thông qua việc áp dụng chương trình sợi bền vững vào chuỗi cung ứng dệt may và đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận, SFP thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may cải tiến chất lượng trong sản xuất, sản phẩm và cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
Hạn chế rủi ro có thể xảy ra
Các rủi ro về truy xuất nguồn gốc và ô nhiễm có thể được quản lý tốt hơn bằng cách chứng nhận hệ thống quản lý và / hoặc sản phẩm của bạn. Chứng nhận SFP có thể bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro về danh tiếng.
Tuân thủ các yêu cầu trong SFP sẽ
-
Giảm tác động tiêu cực đến môi trường
-
Hỗ trợ sinh kế và điều kiện làm việc tốt hơn cho nông dân và công nhân nông trại.
-
Trở thành một phần của sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo một tương lai bền vững hơn cho ngành dệt may.
Dẫn đầu về tính bền vững
Như đã nói ở trên, tính bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhưng không nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam áp dụng và đạt tiêu chuẩn này. Việc triển khai sớm SFP và đạt chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp trở thành "người dẫn đầu" trong mắt nhà đầu tư, tổ chức xếp hạng, các nhà phân tích... và nó có thể mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Dịch vụ đào tạo, chứng nhận chương trình Sợi Bền vững SFP của TQC
Nhu cầu của người tiêu dùng và các thương hiệu may mặc đang thúc đẩy các sáng kiến bền vững. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may, thời trang cũng nỗ lực cải tiến, áp dụng các sáng kiến bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành dệt may. Hiểu được điều đó, TQC đã cung cấp dịch vụ đào tạo, chứng nhận chương trình sợi bền vững (SFP) để hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong hành trình của mình.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
-
Đào tạo doanh nghiệp nắm chắc khái niệm, yêu cầu của SFP về môi trường, kinh tế, phúc lợi của người lao động...Việc hiểu và nắm bắt rõ yêu cầu tiêu chuẩn là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể áp dụng SFP một cách hiệu quả.
-
Hướng dẫn, tư vấn trong quá trình áp dụng chương trình SFP tại tổ chức.
-
Hỗ trợ xây dựng hồ sơ, tài liệu, khắc phục sai sót.
-
Tư vấn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra đánh giá.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ DỊCH VỤ
|
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG TQC
HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC:
Miền Bắc: 096 941 6668 / Miền Trung: 0968 799 816 / Miền Nam: 0988 397 156
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 51, ngõ 140/1 đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Hotline: 096 941 6668; Điện thoại: 024 6680 0338
Email: vphn@tqc.vn
Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0968 799 816 ; Điện thoại: 023 6362 2668
Email: vpdn@tqc.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 397 156 ; Điện thoại: 028 6270 1386
Email: vpsg@tqc.vn