Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng yêu cầu cần phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp Doanh nghiệp đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi, luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
7 YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN BRC
1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
2. Kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn: Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5. Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
7. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt - vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
9. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
10. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.
VAI TRÒ, LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC được thiết lập tích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.
* Vai trò của tiêu chuẩn BRC:
- Tham gia điều chỉnh hoạt động thương mại, phân phối, tiêu dùng và thiết lập các chuẩn mực cho một số sản phẩm: Thực phẩm, bao bì, hàng tiêu dùng.
- Tham gia xây dựng các quy định pháp lý của Anh và Châu u liên quan đến thương mại, phân phối và tiêu dùng.
* Lợi ích khi áp dụng BRC:
-
Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm: Tiêu chuẩn BRC giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch qua thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
-
Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm: BRC giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm và đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm.
-
Xác Định và Quản Lý Rủi Ro: BRC yêu cầu doanh nghiệp xác định và quản lý rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
-
Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật: BRC giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
-
Mở Cửa Cơ Hội Tiếp Cận Thị Trường Mới: Chứng nhận BRC mở cửa cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Nó phù hợp với các yêu cầu được Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA - Food Safety Modernization Act) của Mỹ chấp nhận đối với các nhà cung ứng thực phẩm hoặc các chuỗi cung ứng thực phẩm cho thị trường Hoa Kỳ.
-
Uy Tín Thương Hiệu: BRC củng cố uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.
-
Hỗ Trợ Xuất Khẩu: BRC là yếu tố quyết định khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm đến các thị trường quốc tế.
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN BRC

Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL là tổ chức khoa học công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động. TQC CGLOBAL trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tính đến nay TQC CGLOBAL đã có trên 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm nghiệm và đạt được nhiều công nhận quốc tế cho hoạt động của tổ chức.
TQC CGLOBAL với năng lực chuyên môn sâu được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN chỉ định chứng nhận ISO 22000, HACCP, ISO 9001, ISO 14001, ISO 13485, ISO 45001, OHSAS 18001…và chứng nhận hợp chuẩn cho hơn 500 loại sản phẩm, đồng thời TQC CGLOBAL chuyên đào tạo, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế được GFSI thừa nhận toàn cầu như FSSC 22000, BRC, IFS, SQF, GLOBALG.A.P., BAP. Do đó, thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ khách hàng đạt được chứng chỉ chứng nhận FSSC 22000.
Với phương châm “Chuẩn mực – Đúng hẹn – Thân thiện – Chuyên nghiệp”, TQC CGLOBAL đặt chất lượng dịch vụ và yếu tố đúng hẹn lên hàng đầu. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn được TQC CGLOBAL song hành, hỗ trợ tối đa và đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình hoàn thiện thủ tục, đăng ký và hỗ trợ trong quá trình chứng nhận đạt chứng nhận BRC.