Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận TQC CGLOBAL

Quy trình trồng rau hữu cơ, củ quả, ngũ cốc hữu cơ, trái cây hữu cơ

Để các sản phẩm rau hữu cơ, củ quả, ngũ cốc và trái cây được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ chủ trang trại cần tuân thủ theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015 tương đương Tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế Codex “CAC/GL 32-1999, Rev. 2013”.

Phạm vi áp dụng đối với các sản phẩm trồng trọt gồm:
- Rau hữu cơ các loại (rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm, …)
- Trái cây (quả) hữu cơ các loại;
- Ngũ cốc hữu cơ (Lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng, …..)
- Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại;
- Thảo dược hữu cơ các loại;
Để đáp ứng quy trình trồng trọt hữu cơ theo TCVN 11041:2015 các trang trại cần tuân thủ theo các nguyên tắc chính sau:

- ĐĂNG KÝ nhận các Hướng dẫn sản xuất cho từng loại nông sản hữu cơ tại đây!

1. NGUYÊN TẮC 1: Chuyển đổi vùng đất trồng
- Để một vùng đất/trang trại bắt đầu trồng rau hữu cơ thì cần phải có một thời kỳ chuyển đổi từ đất canh tác thông thường sang đất canh tác theo phương pháp hữu cơ ít nhất là hai năm trước khi gieo trồng hoặc 03 năm nếu vùng đất trước khi chuyển đổi trồng các cây lâu năm. Trường hợp, trang trại chứng minh được là vùng đất trồng chưa từng được canh tác nông nghiệp hoặc 02 năm trước đó không có hoạt động canh tác nông nghiệp cũng có thể đáp ứng và không cần chuyển đổi.
- Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm hữu cơ có thể đưa ra quyết định về một số trường hợp (ví dụ để cho đất nghỉ, không dùng trong hai năm hoặc dài hơn) để kéo dài hoặc rút ngắn thời kỳ này dựa trên kinh nghiệm thu được từ việc sử dụng khu đất trước đó và phụ thuộc vào kết quả điều tra, khảo sát vùng trồng, Nhưng thời kỳ này phải ít nhất là 12 tháng.

2. NGUYÊN TẮC 2: Cách ly vùng trồng chuyển đổi 
- Các vùng đang và đã chuyển đổi sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ không nên xen lẫn (luân canh) giữa các phương pháp sản xuất hữu cơ và sản xuất theo tập quán cũ.
- Chủ trang trại phải có biện pháp tạo hàng rào cách ly phù hợp để ngăn ngừa sự lây nhiễm từ vùng không canh tác theo phương pháp hữu cơ sang vùng canh tác theo phương pháp hữu cơ.

3. NGUYÊN TẮC 3: Áp dụng biện pháp tăng cường độ màu mỡ và dinh dưỡng cho đất trồng (bón phân như thế nào?)
- Độ màu mỡ và hoạt động sinh học của đất cần được duy trì hoặc tăng thêm ở những nơi thích hợp, bằng cách:
a) trồng các loại rau, dùng phân xanh và các loài thực vật có rễ đâm sâu theo chương trình luân canh đa niên thích hợp.
b) đưa vào đất các vật liệu hữu cơ, có bón phân hoặc không bón phân phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ. Các sản phẩm phụ từ việc nuôi vật nuôi, ví dụ phân chuồng từ bãi chứa trong trang trại có thể dùng để bón phân cho cây trồng, nếu trang trại đó chăn nuôi vật nuôi theo phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn này (chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ).
Các chất được dùng làm cho đất đai màu mỡ và ổn định được quy định trong Bảng B.1 của Phụ lục B, TCVN 11041:2015, chỉ có thể áp dụng chỉ khi không có khả năng cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng hoặc trong trường hợp không có đủ phân bón từ canh tác theo phương pháp hữu cơ.
c) để hoạt hóa phân, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.
d) các chế phẩm biến đổi sinh học từ bột xương, phân chuồng, hoặc phân xanh.

4. NGUYÊN TẮC 4: Nguyên tắc áp dụng biện pháp phòng ngừa dịch hại, dịch bệnh và cỏ dại
Dịch hại, dịch bệnh và cỏ dại cần phải được kiểm soát bằng một hoặc nhiều biện pháp kết hợp như:
- lựa chọn các giống và loài thích hợp;
- có các chương trình luân canh thích hợp;
- bảo vệ các loài thiên địch của các loài dịch hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi ví dụ: làm hàng rào, địa điểm làm tổ, các vùng sinh thái đệm để duy trì thảm thực vật ban đầu cho các loài côn trùng ăn dịch hại;
- các thiên địch gồm cả việc phóng thích các loài côn trùng ăn thịt và các loài ký sinh;
- các chế phẩm biến đổi sinh học từ bột xương, phân chuồng hoặc phân xanh;
- dùng các biện pháp cơ học như bẫy, rào chắn, ánh sáng và tiếng động,…

5. NGUYÊN TẮC 5: Tiêu diệt dịch hại, sâu bệnh bằng các chất được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ.
- Chỉ trong trường hợp có sự đe dọa sắp xảy ra hoặc đe dọa nghiêm trọng đến cây trồng và ở nơi mà các biện pháp đã chỉ rõ ở nguyên tắc 4 nêu trên không hoặc sẽ không có hiệu quả thì mới phải dùng đến các sản phẩm nêu trong Bảng B.2 - Các chất dùng để kiểm soát dịch hại và bệnh tật Phụ lục B của TCVN 11041:2015 (là các chất tự nhiên được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ) để tiêu diệt dịch hại, sâu bệnh.

6. NGUYÊN TẮC 6: Kiểm soát nguồn hạt giống/giống
- Hạt giống và vật liệu sinh sản vô tính (cắt ghép) phải lấy từ cây trồng theo nguyên tắc hữu cơ theo tiêu chuẩn này ít nhất là một thế hệ hoặc trong trường hợp với cây lâu năm ít nhất là một vụ trồng. Trong trường hợp người thực hiện có thể chứng minh là không có giống hoặc hạt giống đáp ứng các yêu cầu nói trên thì có thể sử dụng nguồn giống khác nhưng phải được Tổ chức chứng nhận xem xét, giám sát và chấp thuận.

7. NGUYÊN TẮC 7: Thu hái sản phẩm trồng trọt từ tự nhiên
- Việc thu hái các loài thực vật ăn được và các phần thực vật ăn được, sinh trưởng tự nhiên ở các vùng tự nhiên (Ví dụ rau rừng), các vùng đất rừng và đất nông nghiệp được coi là có phương pháp sản xuất hữu cơ tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện theo yêu cầu trong TCVN 11041:2015
Bài viết liên quan
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP
Chính thức ban hành Nghị định về thực phẩm hữu cơ - Nghị Định 109/2018/NĐ-CP

Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ
Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 về sản phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ, thực phẩm hữu cơ

Bản tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 được biên dịch từ tiêu chuẩn quốc tế CODEX CAC/GL 32:1999 soát xét 2007 sửa đổi 2013

Nhắn tin zalo với TQC
Chat zalo TQC